Tiểu Luận So sánh cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật ở phương Đông và phương Tây thời kỳ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
    1. Khái niệm nhà nước.
    Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt, được tổ chức chặt chẽ để thực thi chủ quyền quốc gia, tổ chức quản lý xã hội bằng pháp luật, phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội và thực thi các cam kết quốc tế”.
    2. Khái niệm pháp luật.
    Pháp luật là hệ thống các quy tắc sử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu định hướng cụ thể”.
    II. SO SÁNH CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY THỜI CỔ ĐẠI.
    1. Những điểm tương đồng.
    Sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật ở phương đông và phương Tây đều tuân theo một quy luật nhất định. Đó là do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đã tạo ra một lượng của cải vô cùng lớn cho xã hội, và kéo theo đó là hàng loạt những biến đổi. Khi kim loại xuất hiện đã mở ra một thời đại kim khí, từ đây năng xuất lao động có bước phát triển nhảy vọt. Những công cụ bằng kim loại (nhất là công cụ bằng sắt) cùng với kinh nghiệm của con người tích lũy được, đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt trong nghề trồng trọt và nghề thủ công. Trồng trọt phát triển đã thúc đẩy chăn nuôi phát triển theo, do vậy dẫn đến sự phân công lao động lần thứ nhất: nghề trồng trọt và nghề chăn nuôi tách rời nhau, có những bộ lạc chuyên về chăn nuôi, và có những bộ lạc chuyên về trồng trọt. Các nghề thủ công phát triển mạnh, dẫn đến những nhóm người chuyên làm nghề thủ công. Từ đó nghề thủ công tách khỏi nông nghiệp. Đây là lần phân công lao động lần thứ hai. Sự chuyên môn hóa của các nghành sản xuất làm xuất hiện và phát triển việc trao đổi sản phẩm giữa các bộ lạc, giữa các vùng từ Bắc Phi sang Châu Á, từ phương Đông sang Phương Tây, ngay trong một công xã, người nông dân và thợ thủ công cũng trao đổi sản phẩm với nhau, sự phát triển đó đã dẫn tới những hệ quả vô cùng quan trọng:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...