Tiểu Luận so sánh chế định hôn nhân gia đình và chế định hợp đồng của của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦUPháp luật là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của kiến trúc thượng tầng . Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, pháp luật ra đời và trở thành công cụ của giai cấp thống trị và pháp luật chi phối nhiều hoạt động của con người. Khi đánh giá về một quốc gia cổ đại ta sẽ nói về chữ viết,toán học, thiên văn học Tất nhiên không thể thiếu pháp luật, của quốc gia đó.Đặc biệt khi đánh giá về hai nhà nước nổi tiếng trong lịch sử nhân loại là La Mã và Lưỡng Hà, không đề cập đến pháp luật quả là một thiếu sót lớn.Pháp luật của các nhà nước này đều có những chế định riêng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội . Từng chế định lại có những ưu điểm và hạn chế nhất định . Để nhìn nhận một cách rõ ràng hơn, trong phạm vi bài tiểu luận em sẽ so sánh chế định hôn nhân gia đình và chế định hợp đồng của của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì trở đi.NỘI DUNGChương I: Giới thiệu về bộ luật Hamurabi và bộ luật La Mã.​​- Bộ luật Hammurabi được xây dựng trên cơ sở pháp điển hoá nhiều văn bản trước đó và trên cơ sở kế thừa luật lệ của người Xu-me, người Amôrít. Bộ luật Hamurabi được phát hiện năm 1901 của đoàn khảo cổ người Pháp, khắc trên đá bazan cao 2,25m và dựng tại quảng trường thành phố cho nhân dân đọc mà thi hành. Bộ luật Hamurabi là bộ luật tương đối hoàn chỉnh thời kỳ cổ đại, gồm 282 điều (hiện chỉ đọc được 247 điều) bao gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Đây là một bộ luật tổng hợp được xây dựng dưới dạng luật hình, bao gồm các qui phạm pháp luật điều chỉnh nhiều lĩnh vực và đều có chế tài, chủ yếu điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan đến lợi ích của giai cấp thống trị.- Luật La Mã là hệ thống luật cổ, được xây dựng cách đây khoảng hơn 2000 năm (449 TCN), áp dụng cho thành Roma và sau đó là cả đế quốc La Mã. Các nguồn của Luật La Mã thời Cổ đại được sưu tập trong Corpus Iuris Civilis được tái khám phá trong thời kỳ trung cổ và mãi cho đến thế kỷ XIX vẫn được xem là nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu Âu. Vì thế mà người ta cũng có thể gọi các luật lệ có hiệu lực trên lục địa châu Âu trong thời kỳ trung cổ và trong thời gian đầu của thời kỳ hiện đại là Luật La Mã. Chương II: So sánh chế định hôn nhân gia đình của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì trở đi.1. Sự giống nhau giữa chế định hôn nhân gia đình của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì trở đi.Sự giống nhau cơ bản về chế định hôn nhân gia đình của hai bộ luật này chính làChúng đều thừa nhận hôn nhân trước pháp luật.Qua đó kết hôn làm phát sinh quan hệ nhân thân, tài sản và thừa kế.Cả hai bộ luật đều xác lập chế độ gia đình gia trưởng phụ quyền. Người chồng, người cha có quyền lực gần như tuyệt đối trong gia đình. Vợ và các con đều phụ thuộc người cha. Người vợ phải chung thủy với chồng, có nhiệm vụ chăm sóc gia đình, sống trong nhà chồng. Con cái có nghĩa vụ phải kính trọng cha mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ.Cả hai bộ luật đều cho phép li hôn trong trường hợp người chồng không chung thủy hoặc vu khống vợ ngoại tình. Khi li hôn hợp pháp thì người vợ được trả lại của hồi môn.Tuy được hình thành trong một chế độ hà khắc với phụ nữ nhưng cả hai bộ luật đều đã có những quy định thể hiện tinh thần nhân đạo bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ bên cạnh đó cũng có một số điều hạn chế quyền của người chồng trong gia đình đưa ra những hạn chế về việc đa thê của người đàn ông thời kì đó, thể hiện tính nhân đạo của cả hai bộ luật.2. Sự khác nhau giữa chế định hôn nhân gia đình của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì trở đi.- Trong luật Hammurabi hôn nhân mang tính chất mua bán. Người chồng có quyền rất lớn trong gia đình,có quyền bán con cái như hàng hóa.nếu vợ không có con thì chồng có quyền bán, lấy vợ lẽ.Nếu ở luật Hammurabi người vợ được phép ly hôn chồng (khi người chồng ngoại tình, bỏ nhà đi vài ngày) .luật La Mã có phát triển hơn nữa. Thừa nhận hôn nhân tự nguyện và chế độ một vợ, một chồng.+Tài sản của vợ chồng là riêng biệt, chi phí trong gia đình do người chồng gánh vác.+Được phép ly hôn nếu việc ly hôn đó hoàn toàn chính đáng và người vợ có quyền nhận lại của hồi môn.+Quyền lực của người cha đối với con bị hạn chế (cha không có quyền bán con).Chương III: so sánh chế định hợp đồng của của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì trở đi.1. sự giống nhau giữa chế định hợp đồng của của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì trở đi.- Quy định về hợp đồng: hợp đồng làm bằng văn bản và điều kiện để hợp đồng có giá trị về cơ bản giống như các bộ luật khác do sự thỏa thuận, tự nguyện, không được dùng vũ lực, đe dọa, cưỡng bức để ký kết hợp đồng.2. sự khác nhau giữa chế định hợp đồng của của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì trở đi.- Nếu như luật Hammurabi chưa quy định chế định về quyền sở hữu thì ở luật La Mã đã quy định cụ thể về quyền sở hữu nhưng luật La Mã còn quy định thêm quyền chiếm hữu: đó là quyền sử dụng và ý muốn thực hiện quyền đó đối với tài sản của người khác để phục vụ cho chính bản thân mình. Hình thức chiếm hữu phổ biến nhất là chiếm hữu ruộng .-Về hợp đồng:- Luật La Mã thời hậu kì khác với luật Hammurabi: quy định cụ thể thêm về hợp đồng. Có 2 loại hợp đồng.+ Hợp đồng miệng: nghĩa vụ thực hiện và trách nhiệm nảy sinh tính từ thời điểm trao vật. Trong dạng hợp đông này có: hợp đồng bảo quản, cho vay, cho mượn.-Hợp đồng bảo quản: trách nhiệm phát sinh từ thời điểm nhận vật để bảo quản trở đi.-Hợp đồng cho vay: người vay chỉ trả lại vật tương tự.-Hợp đồng cho mượn: khi trả, phải trả lại chính vật đã mượn.+Hợp đồng viết (thỏa thuận): thời điểm phát sinh trách nhiệm nghĩa vụ bắt đầu từ khi ký kết hợp đồng chứ không phải từ khi trao vật. Gồm nhiều hình thức quan hệ pháp lý như mua bán, thuê mướn sức lao động , thuê súc vật, nhà ở, lĩnh canh ruộng đất Nhưng nếu phía bên kia không thực hiện hợp đồng thì xuất hiện sự vi phạm trái vụ, nhưng hợp đồng vẫn có hiệu lực.Biện pháp để đảm bảo thực hiện hợp đồng là biện pháp cầm cố tài sản, hoặc để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là có sự đảm bảo của người trung gian.Nhìn chung, Luật La Mã được xem là tiến bộ hơn bộ luật Hammurabi là do:- Quan hệ hàng hóa đã phát triển đến một mức độ nhất định cho nên có những điểm mới và quy định chặt chẽ hơn.- La Mã mở rộng phạm vi lảnh thổ ra khắp các châu lục nên đã kế thừa được tính ưu việt của các nước khác để đưa vào trong nội dung của bộ luật La Mã. Đế quốc La Mã ban hành quy định: cho phép các nước, các địa phương được sử dụng luật pháp của mình để xét xử, không cần thiết phải sử dụng luật La Mã.KẾT LUẬNNhìn chung luật La Mã thời hậu kì có nhiều điểm tiến bộ hơn so với luật Hammurabi trong kĩ thuật lập pháp trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cũng như hợp đồng dân sự do có những điều kiện về kinh tế xã hội mà đặc biệt ở đây là sự phát triển mạnh của kinh tế hang hóa. Danh mục tài liệu tham khảo:1. giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới (nhà xuất bản2.khảo lược bộ luật Hamurabi của nhà nước Lưỡng hà cổ đại (tác giả Nguyễn anh Tuấn, nhà xuất bản chính trị quốc gia).3.Luật La Mã .4. http://luatthamkhaoag.blogspot.com/2012/08/lich-su-nn-va-pl-gioi.html. Mục lục​​MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 1
    Chương II: So sánh chế định hôn nhân gia đình của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì trở đi. 2
    1. Sự giống nhau giữa chế định hôn nhân gia đình của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì trở đi. 2
    2. Sự khác nhau giữa chế định hôn nhân gia đình của bộ luật Hammurabi và luật La Mã thời cộng hòa hậu kì trở đi. 3
    KẾT LUẬN 5
    Danh mục tài liệu tham khảo: 6
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...