Sách So Sánh Chất Thiền Trong Thơ Haiku Ở Nhật Bản Và Thơ Mang Màu Sắc Thiền Tông Ở VN

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Mở đầu

    Haiku là một thể thơ ngắn cổ điển của Nhật Bản, có 17 âm tiết. Tên gốc của nó là bài hài. Khái niệm bài hài vốn bắt nguồn từ Trung Hoa, nó gần nghĩa với hài hước. Ban đầu ở Nhật Bản xuất hiện bài hài liên ca rất giống thơ liên cú cận thể của Trung Hoa. Từ thế kỉ XIV đến XVI, ở Nhật Bản, bài hài liên ca có hai trường phái: phái cổ điển, đề cao tính giải trí, tính giáo dục và phái đề cao tính tự do phóng khoáng của thể thơ này. Vào thế kỉ XVII, Basho đã kết hợp tính cổ điển của trường phái thứ nhất, tính tự do phóng khoáng của trường phái thứ hai, lược bỏ tính hài hước, đề cao tính nhàn tịch, phong nhã, khiến cho bài hài trở thành thể thơ có ý nghĩa trong đời sống nhân dân. Sau đó, bài hài trải qua những bước phát triển thăng trầm tại Nhật Bản. Cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, người Nhật loại bỏ bài hài liên ca khỏi văn học, chỉ giữ lại phần phát cú trong liên cú và xem đó là một thể thơ ngắn nhất của Nhật Bản với tên gọi là bài cú (haiku). Bài cú (haiku) áp dụng nhiều thủ pháp tượng trưng và so sánh, coi trọng tính hàm súc, phong nhã, tinh luyện của thơ ca [1, tr 178]. Ở Việt Nam, thơ mang màu sắc Thiền tông đã được tìm hiểu trên nhiều phương diện như hình tượng con người, giọng điệu thơ. Trong bài báo này chúng tôi chủ yếu so sánh chất Thiền trong thơ mang màu sắc Phật giáo-Thiền tông ở Việt Nam với thơ haiku của Nhật Bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...