Tiểu Luận So sánh chất lượng tuyển sinh hệ trung cấp nghề năm học 2010 - 2011 của trường trung cấp kỹ thuật vĩ

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 16/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọ đề tài
    Trong xu thế phát triển chung của nền giáo dục thế giới hiện nay, giáo dục so sánh đã trở thành môn học danh cho trình độ Đại học và sau Đại học ở nhiề nước, Đối với hệ thống giáo dục nói chung, học viên cao học Quản lý giáo dục nói riêng thì tìm hiểu về vấn đề giáo dục so sánh là dất quan trọng.
    Mục đính của giáo dục so sánh theo Trethewey thì giáo dục so sánh có bốn mục đích bao gồm:
    Thứ nhất: Giáo dục so sánh là hiểu biết tốt hơn về giáo dục của địa phương mình. Cũng theo phát biểu của một số nhà nghiên cứu thì Giáo dục so sánh nghiên cứu giáo dục ở nơi khác để nâng cao hiểu biết mình hơn, không kể nơi đó nằm ở một nước hay nhiều nước, có phạm vi lớn hay nhỏ. Có như vậy giáo dục so sánh mới ngày càng trở nên cần thiết đối với những người làm công tác giáo dục chứ không chỉ dành cho người làm chính sách giáo dục cấp quốc gia.
    Thứ hai: Giáo dục sao sánh là phát triển, cải tiến hoặc cải cách giáo dục ở nơi mình và nơi khác, ở trong nước và ngoài nước. Như George Bereday đã viết: "Giáo dục so sánh liệt kê các phương pháp xây dựng nền giáo dục vượt qua biên giới các nước và trong sự liệt kê này mỗi nước xuất hiện như một phương án trong kho tàng chung các kinh nghiệm giáo dục của nhân loại Nếu có sắp xếp tốt bảng liệt kê đó ta có thể thấy mày sắc tương phản và giống nhau của viễn cảnh thế giới, và sẽ làm cho mỗi nước có nhiều khả năng tiếp thu các bài học về phát triển giáo dục". Với quan niệm đối tượng nghiên cứu có phạm vi nhỏ là nhà trường, Arnold Anderson đã viết: "Chẳng có gì tự nhiên hơn là tin rằng những sai sót của nhà trường chung ta đã được tránh ở một nơi nào đó. Như vậy nghiên cứu giáo dục so sánh có thể giúp chúng ta có những suy nghĩ đổi mới để khắc phục những sai sót trong giáo dục và mục đích cuối cùng là ý đồ cải cách, đổi mới. phát triển nhà trường.
    Thứ ba: Giáo dục so sánh là phát triển kiến thức, lý luận, nguyên tắc và quy luật về giáo dục nói chung và về mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội. Ngoài mục đích cải tạo thực tiễn nó còn có mục đích nâng cao lý luận về giáo dục, cụ thể là từ kết quả so sánh có thể đóng góp vào việc đề xuất những điề khái quát hoá để trở thành những kiến thức phỏ biến, những lý luận, những nguyên tắc và những quy luật trong giáo dục.
    Thứ ba: Giáo dục so sánh là hiểu biết và hợp tác quốc tế hoặc quốc nội, giải quyết các vấn đề giáo dục cũng như vấn đề khác có kiên quan đến hợp tác giáo dục. Mục đích khó khăn nhất của giáo dục so sánh là đóng góp vào sự hiểu biết, hợp tác quốc tế, quốc nội, giảo quyết các vấn đề giáo dục cũng như các vấn đề khác liên quan đến giáo dục.
    Trong những điều kiện thực tại của nền giáo dục nước nhà hiện nay, để đạt được các mục tiêu nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó cho ngành giáo dục quả thật còn nhiều vấn đề phải quan tâm.
    Chính vì vậy cần dành cho giáo dục so sánh một vị trí sứng đáng trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và xây dựng chiến lược phát triển nước nhà.
    Vì vậy trong khuôn khổ bài thu hoạch em xin đề cập đến vấn đề:
    "SO SÁNH CHẤT LƯỢNG TUYỂN SINH HỆ TRUNG CẤP NGHỀ NĂM HỌC 2010 - 2011 CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT VĨNH PHÚC VÀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VIỆT ĐỨC VĨNH PHÚC".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...