Tiểu Luận So sánh bản chất của mỹ học thời kỳ Phục hưng và Cổ đại Hi Lạp qua các vấn đề: Quan niệm về cái đẹp;

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: So sánh bản chất của mỹ học thời kỳ Phục hưng và Cổ đại Hi Lạp qua các vấn đề: Quan niệm về cái đẹp; Mẫu người lý tưởng thời đại; Bà chúa nghệ thuật thời đại



    MỤC LỤC​

    BÀI THỨ NHẤT:


    Mỹ học là khoa học nghiên cứu đời sống thẩm mỹ bao gồm khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật. Trong đó cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm, hình tượng là tiếng nói đặc trưng, nghệ thuật là đỉnh cao của những thành tựu sáng tạo thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ là điểm tựa của sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật.


    Thuyết “Tổng sinh lực và sinh lực thừa” của Tiến sĩ Khoa học Đỗ Văn Khang đã lý giải nguồn gốc cơ bản của nghệ thuật một cách khoa học nhất, đầy đủ nhất khi cho rằng nghệ thuật xuất hiện khi con người đã đạt tới một trình độ sáng tạo trong lao động bền bỉ đến mức đã tạo ra sinh lực thừa, làm nảy sinh nhu cầu sống thẩm mỹ (sống đẹp). Như đã nói, cái đẹp là phạm trù cơ bản, trung tâm của mỹ học, do đó, vạch ra bản chất của cái đẹp cũng chính là ta đã nắm bẳt được bản chất của mỹ học. Từ xưa đến nay, quan niệm về cái đẹp chưa bao giờ được thống nhất ở các thời đại vì các nhà mỹ học ở mỗi thời lại xuất phát từ cơ sở triết học khác nhau về cái đẹp. Lịch sử mỹ học rất dài, nhưng có lẽ chỉ cần so sánh hai thời kỳ Cổ đại Hi Lạp và Phục hưng cũng đủ để thấy được phần nào những khác biệt về bản chất mỹ học ở các thời đại.


    Kinh tế tư bản hình thành và phát triển, xã hội đòi hỏi giải phóng con người khỏi vòng kiềm toả của nhà thờ Thiên chúa, đó là hai cơ sở tạo ra cuộc cách mạng văn hoá – tư tưởng nhằm chuẩn bị cho cách mạng tư sản 1789. Cuộc cách mạng văn hoá – tư tưởng này được gọi bằng một thuật ngữ hành động “Phục hưng” (Renaisanse). Lúc bấy giờ ai nói khác Kinh thánh đều bị coi là “tà đạo” và bị đưa lên giàn hoả thiêu. Muốn tránh điều đó chỉ có cách là khôi phục lại một nền văn hóa rực rỡ đã có từ thời Cổ đại, cộng với những phát triển khoa học mới có thể buộc nhà thờ thay đổi cách nhìn về thế giới và con người. Như vậy, nền văn hoá Phục hưng là sự khôi phục lại nền văn hoá đã có từ xa xưa, cách đó hơn hai thiên niên kỷ. Nhưng không chỉ là sự phục hồi, khoảng cách thời gian và những điều kiện của thời đại đã giúp cho thời kỳ Phục hưng có những bước tiến hơn hẳn so với thời kỳ Cổ đại, cụ thể là Cổ đại Hi Lạp. Lần lượt so sánh các vấn đề sau ta sẽ thấy được bước tiến đó:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...