Thạc Sĩ So sánh 7 giống ngô lai trong vụ hè thu - thu đông trên đất đỏ bazan và đất xám tại huyện Krông Pắc,

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngô là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất (lúa mỳ, lúa nước,
    ngô) nuôi sống loài người trên hành tinh chúng ta. Với vai trò làm lương thực
    cho người (17% tổng sản lượng), thức ăn cho chăn nuôi (66%), nguyên liệu cho
    công nghiệp (5%) và xuất khẩu (trên 10%) ngô đã trở thành cây đảm bảo an ninh
    lương thực, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng trồng trọt sang
    chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và sản phẩm hàng hóa cho
    xuất khẩu ở nhiều nước và trên phạm vi toàn thế giới.
    Với vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đặc điểm nông sinh học nổi
    bật như thích ứng rộng ở các vùng sinh thái, chống chịu tốt với điều kiện bất
    thuận và sâu bệnh hại, hiệu suất quang hợp cao và có tiềm năng năng suất cao
    ngô đã được hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới gieo trồng và liên
    tục mở rộng sản xuất.
    Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, phát
    triển rộng khắp, liên tục và đạt đỉnh điểm vào năm 2005. Theo “Tổng quan nông
    nghiệp năm 2005” của Nguyễn Sinh Cúc (NN và PTNT - 1/2006) thì sản xuất
    ngô năm 2005 có tiến bộ vượt bậc: Diện tích đạt 1.039 nghìn ha, năng suất đạt
    35,5 tạ/ha và sản lượng đạt 3,69 triệu tấn, đã làm thay đổi tỷ trọng ngô trong cơ
    cấu sản lượng lương thực từ 5,7% năm 2000 lên 9% năm 2005 [1].
    Đắk Lắk là một tỉnh miền núi thuộc Cao nguyên Nam Trung bộ có điều
    kiện thời tiết khí hậu, đất đai màu mỡ rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát
    triển của cây ngô. Chính vì vậy, từ lâu cây ngô là một trong những cây trồng
    quen thuộc với người dân tộc bản xứ, nhưng chủ yếu là các giống ngô địa
    phương có phẩm chất tốt nhưng năng suất không cao. Cho đến những năm 1995
    cây ngô lai mới được đưa vào trồng thử nghiệm tại Đắk Lắk và đã trở thành một
    trong những loại cây trồng chính trong ngành sản xuất nông nghiệp của địa
    phương. Những năm gần đây do có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp
    với điều kiện khí hậu thời tiết của từng địa phương trong tỉnh, do đó diện tích
    cây công nghiệp lâu năm kém hiệu quả được thay thế bằng diện tích cây lương
    thực ngắn ngày, trong đó cây ngô chiếm diện tích ngày càng lớn. Hiện nay diện 2
    tích trồng ngô của tỉnh Đắk Lắk khoảng 120.000 ha, là một trong những tỉnh có
    diện tích trồng ngô lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, năng suất bình quân cũng như
    sản lượng trong toàn tỉnh lại không cao, chưa phản ánh hết tiềm năng của giống
    trong điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai của vùng. Một trong những nguyên nhân
    đó là giống chưa phù hợp với từng điều kiện sinh thái cụ thể của từng tiểu vùng .
    Người dân hầu như có rất ít sự lựa chọn ngoài các giống đã có từ rất lâu như:
    CP888, G49, C919 và một số giống khác
    Để xác định ra được các giống ngô lai mới có năng suất cao, chất lượng
    tốt có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của huyện Krông Păc, từ đó
    làm phong phú thêm bộ giống tại địa phương, góp phần làm tăng năng suất cũng
    như sản lượng ngô trong huyện và đạt hiệu quả kinh tế cao, chúng tôi tiến hành
    nghiên cứu đề tài: “ So sánh 7 giống ngô lai trong vụ hè thu - thu đông trên đất
    đỏ bazan và đất xám tại huyện Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk”.
    2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
    2.1 Mục tiêu của đề tài
    Chọn được giống ngô lai có năng suất cao, sinh trưởng, phát triển tốt phù
    hợp gieo trồng vụ hè thu và thu đông tại huyện Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk.
    2.2 Yêu cầu của đề tài
    - Thu thập số liệu về điều kiện khí hậu, đất đai của huyện Krông Păc, tỉnh
    Đắk Lắk.
    - Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 7 giống ngô lai trong vụ
    hè thu và thu đông năm 2009-2010 tại huyện Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk.
    - Phân tích sự tương quan giữa năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ngô.
    - Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của 7 giống ngô lai trong vụ hè thu
    và thu đông tại huyện Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk
    - Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 7 giống ngô lai trên
    hai loại đất xám và đất đỏ.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    3.1 Ý nghĩa khoa học
    - Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về giống, thời vụ
    ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh 3
    hại và năng suất của 7 giống ngô lai trong vụ hè thu và thu đông tại huyện Krông
    Păc, tỉnh Đắk Lắk.
    - Góp phần xây dựng quy trình thâm canh đối với giống ngô lai trồng tại địa
    phương, bổ sung thêm những tài liệu khoa học cho các đề tài nghiên cứu tiếp
    theo và ứng dụng trong thực tế sản xuất.
    3.2 Ý nghĩa thực tiễn
    Trên cơ sở đánh giá sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh
    và năng suất của 7 giống ngô lai, cho phép xác định được những giống ngô lai có
    triển vọng tại địa phương để đưa vào cơ cấu cây trồng hàng năm. Góp phần tăng
    năng suất ngô và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất tại huyện
    Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk.
    4. Phạm vi nghiên cứu
    - Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ so sánh 7 giống ngô lai, là những giống
    có triển vọng phát triển sản xuất tại địa phương.
    - Đề tài được thực hiện trong vụ hè thu và thu đông (năm 2009-2010) trên đất
    xám và đất đỏ bazan tại thôn 6, xã Ea KLy, thôn Phú Quý xã Vụ Bổn, huyện
    Krông Păc, tỉnh Đắk Lắk.
    5. Cấu trúc luận văn
    Luận văn được trình bày trong 64 trang, không kể tài liệu tham khảo và phụ
    lục, trong đó có 30 bảng biểu và 10 biểu đồ.
    Trong quá trình thực hiện, tác giả đã tham khảo 69 tài liệu, trong đó có 44
    tài liệu tiếng Việt, 22 tài liệu tiếng Anh và 03 trang Web từ Internet.
    Toàn bộ luận văn gồm có 05 phần. Trong đó gồm:
    Mở đầu: 03 trang.
    Chương 1 : Tổng quan tài liệu: 20 trang.
    Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 08 trang.
    Chương 3: Kết quả và thảo luận: 37 trang.
    Kết luận và kiến nghị: 01 trang. 4
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 Những thành tựu trong nghiên cứu và phát triển ngô trên thế giới và
    Việt Nam
    Tình hình sản xuất cây lương thực thế giới vào cuối thế kỷ XX có một sự
    kiện rất quan trọng, đó là sự nhảy vọt của cây ngô, là một trong ba cây ngũ cốc
    chính của loài người (lúa mỳ, lúa nước và ngô). Nhờ sự phát hiện và sử dụng
    những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu, ứng dụng hiện tượng ưu thế
    lai của công tác chọn tạo giống ngô, đã cải thiện đáng kể khả năng chống chịu
    của ngô như: chịu hạn, chống đổ, sâu bệnh hại . và đặc biệt là có thể trồng ngô ở
    mật độ cao.
    Hiện nay, việc sử dụng các giống ngô lai trong sản xuất của các nước có
    nền nông nghiệp phát triển chiếm tỷ lệ 100%, còn các nước đang phát triển
    chiếm khoảng 38%.
    Ở Việt Nam, cây ngô được đưa vào cách đây khoảng 300 năm và là cây
    lương thực đứng thứ hai sau lúa nước (Ngô Hữu Tình và CS, 1997) [25]. Ngô có
    nhiều đặc tính nông sinh học quý, có tiềm năng năng suất cao, có khả năng thích
    nghi rộng với điều kiện sinh thái đa dạng ở Việt Nam. Do điều kiện chiến tranh
    kéo dài, nên những nghiên cứu về cây ngô cũng bắt đầu muộn hơn so với các
    nước trong khu vực, đến năm 1973, Việt Nam mới có những định hướng phát
    triển ngô (Trần Hồng Uy, 2001) [41].
    Ngày nay, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp
    nói chung và cây ngô nói riêng, diện tích trồng ngô cả nước đã đạt 1.031,6 nghìn ha,
    năng suất bình quân đạt 37 tạ/ha, sản lượng đạt 3.819,2 nghìn tấn [33].
    Để đạt được năng suất và sản lượng ngô đáp ứng nhu cầu thực tế thì không
    thể không nói đến vai trò của ngô lai. Với những ưu thế về năng suất, hàm lượng
    dinh dưỡng cao hơn rất nhiều so với các giống ngô truyền thống và các giống
    ngô thụ phấn tự do, các giống ngô lai ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ
    biến nhiều trong sản xuất. Năm 1991, diện tích ngô lai mới chỉ có 500 ha (Trần 5
    Hồng Uy, 2000) [39], đến năm 2005, diện tích ngô lai đã tăng lên 840.000 ha
    (Viện Nghiên cứu ngô, 2005) [43].
    Quá trình phát triển ngô lai có thể chia làm các giai đoạn như sau:
    - Giai đoạn 1980 - 1992: giai đoạn này phần lớn sử dụng các giống ngô thụ
    phấn tự do, diện tích ngô lai vẫn chỉ ở mức thấp.
    - Giai đoạn 1993 - nay: đây là giai đoạn ứng dụng thành công trong việc
    đưa ngô lai vào sản xuất đại trà, cho nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô
    không ngừng tăng lên.
    Bảng 1.1: Tình hình gieo trồng ngô lai ở nước ta giai đoạn 1991-2006
    Năm Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Năm Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
    1991 500 0,11 1999 380.000 54,9
    1992 12.800 2,80 2000 450.000 63,0
    1993 50.000 10,00 2001 510.650 70,0
    1994 100.000 20,00 2002 - -
    1995 140.000 25,10 2003 528.952 83,3
    1996 230.000 38,30 2004 - -
    1997 300.000 45,20 2005 839.370 83,0
    1998 350.000 54,20 2006 876.350 85,0
    (Nguồn: Niên giám Thống kê, 2006) [33]
    Qua bảng 1.1 cho thấy, tiến độ sử dụng giống ngô lai ở nước ta liên tục tăng
    nhanh. Năm 1990 cả nước mới trồng thử nghiệm 5 ha ngô lai, đến năm 1994,
    diện tích ngô lai đã tăng lên 100.000 ha, chiếm 20% tổng diện tích ngô cả nước.
    Sau đó, diện tích trồng ngô lai không ngừng tăng lên trong những năm tiếp theo
    và đến năm 2006, diện tích ngô lai đã đạt được đến 876.350 ha, chiếm 85% tổng
    diện tích trồng ngô cả nước.
    Với khả năng thích nghi rộng, ngô lai đã được trồng trên hầu hết các vùng
    sinh thái nông nghiệp nước ta. Việt Nam có 8 vùng nông nghiệp chính thì cả 8
    vùng đều trồng được ngô lai, tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Bắc
    Trung bộ, Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Trong đó, đồng bằng sông Hồng là
    vùng có nhiều lợi thế nhất với diện tích ngô lai năm 2004 chiếm 96,2% tổng diện 6
    tích ngô toàn vùng, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Bắc
    Giang, với tỷ lệ đạt tới 95 - 100%.
    Qua điều tra, đánh giá về tình hình kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên thì
    rất nhiều vùng sinh thái của nước ta có khả năng mở rộng diện tích ngô lai như:
    vùng Tây Bắc 70 - 80%, vùng Đông Bắc 60%, vùng Bắc Trung bộ 70% . Kế
    hoạch đặt ra trong thời gian tới là tỷ lệ sử dụng giống ngô lai trên toàn quốc sẽ
    đạt 90% diện tích, còn lại 10% diện tích sẽ trồng các giống ngô thụ phấn tự do ở
    những vùng đặc biệt khó khăn.
    Ở Việt Nam, những nghiên cứu về cây ngô được bắt đầu vào những năm
    1950, nhưng mãi đến cuối những năm 1980 và sang đầu những năm 1990, với sự
    ra đời của 14 giống ngô thụ phấn tự do thì công tác nghiên cứu ngô mới bắt đầu
    được quan tâm đặc biệt (Phạm Hà Thái, 2006) [27].
    Thành công nhất trong công tác này phải kể đến những thành tựu của Viện
    Nghiên cứu ngô Quốc gia. Từ khi thành lập đến nay, kết hợp với một số đơn vị
    nghiên cứu khác như: Viện Cây lương thực - thực phẩm, Trường Đại học Nông
    nghiệp I, Viện Nghiên cứu ngô Quốc gia đã thu thập, bảo tồn các nguồn giống
    và quần thể ngô địa phương, các giống ngô nhập nội; nghiên cứu và phục hồi các
    giống ngô đang được sử dụng tại các địa phương, các giống ngô thụ phấn tự do;
    chọn tạo các giống ngô lai chất lượng cao như LVN10, LVN20, LVN24, và
    một số tổ hợp ngô lai có triển vọng như DP5, LVN45, HQ2004 đang được thử
    nghiệm để đưa vào sản xuất đại trà.
    Các giống ngô lai do Việt Nam chọn tạo hiện nay hoàn toàn đáp ứng được nhu
    cầu của người sản xuất trong nước, bên cạnh đó còn có khả năng xuất khẩu ra một
    số nước khác trong khu vực[44]. Nhiều giống không chỉ cạnh tranh được với các
    giống ngô của các Công ty nước ngoài mà còn vươn ra thị trường thế giới như: Lào,
    Campuchia, Bangladesh, Trung Quốc (Viện Nghiên cứu ngô, 2005) [43].
    Trong 10 giống ngô có diện tích trồng lớn nhất cả nước, phần lớn đều là các
    giống lai đơn (LVN10, LVN4, G49, CP989) và các giống lai kép (P11, B9698)
    do các Công ty Việt Nam nghiên cứu và sản xuất (575 giống cây trồng nông
    nghiệp mới, 2005) [44]. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền chăn nuôi 7
    đại công nghiệp, sự ra đời của các giống ngô có hàm lượng dinh dưỡng cao (các
    giống QPM) là rất cần thiết. Năm 2000, Viện Nghiên cứu ngô Quốc gia đã cho
    ra đời giống ngô lai quy ước HQ2000 với tiềm năng năng suất từ 8 - 10 tấn/ha,
    có hàm lượng Triptophan và Lyzine cao hơn 2 lần so với các giống ngô thường
    (Trần Hồng Uy và CS, 2001) [41]. Hiện nay, đã có thêm giống ngô QPM mới
    như HQ2004 đang được nghiên cứu và trồng thử nghiệm, bước đầu đã có một số
    thành công đáng kể.
    Trong những năm gần đây, hiện tượng nóng lên và thay đổi khí hậu toàn
    cầu đã dẫn đến tình trạng hạn hán thường xuyên. Do đó, nhu cầu sử dụng các
    giống ngô lai có khả năng chịu hạn nhưng vẫn cho năng suất cao đang là một
    thách thức đối với các nhà chọn tạo giống ngô. Thành công của sự ra đời các
    giống ngô chịu hạn như LVN25, LCH9 đã mở đầu cho những nghiên cứu chọn
    tạo giống ngô chịu hạn sau này.
    1.2 Ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất ngô
    1.2.1 Ưu thế lai
    Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống mạnh hơn, sinh trưởng nhanh
    hơn, tăng năng suất, chất lượng hơn và khả năng chống chịu cao hơn so với bố
    mẹ của chúng. Hiện tượng ưu thế lai tăng sức sống ở con lai đã được Koelreuter
    miêu tả lần đầu tiên vào năm 1976, khi ông tiến hành lai các cây trồng thuộc chi
    Nicotiana, Dianthus, Verbascum, Mirabilis và Datura với nhau (Stuber, 1994) [63].
    Năm 1871, Chales Darwin, người đầu tiên quan sát hiện tượng ưu thế lai của
    cây ngô từ một thí nghiệm nhỏ trong nhà kính, đã nhận thấy những cây giao phối
    phát triển cao hơn những cây tự phối 20%. Đến năm 1876, Darwin đã công bố
    những kết quả thu được trong tác phẩm “Những tác động của giao phối và tự phối
    trong thế giới thực vật”. Sau đó, ông đã lai rất nhiều loài, giống cây trồng với nhau
    và khẳng định rằng “tự phối thường làm giảm sức sống, còn giao phối thì khôi phục
    lại nó” (Ngô Hữu Tình và CS, 1997) [25].
    Sự phát triển, sử dụng ưu thế lai khá phức tạp và phải trải qua các giai đoạn
    như: lựa chọn vật liệu cho dòng tự phối, phát triển dòng tự phối, thử khả năng tự
    phối, nghiên cứu nhân dòng tự phối và sản xuất hạt lai Ưu thế lai không phải 8
    là một kết quả bất biến khi lai giữa hai dòng tự phối, bởi vì các dòng tự phối có
    thể giống nhau về mặt di truyền, giá trị dòng tự phối được đánh giá trên cơ sở
    mức độ ưu thế lai nhận được khi tổ hợp với một dòng khác (Slavko Borojecvic,
    1990) [62].
    Ưu thế lai thể hiện ở tổ hợp lai trên các tính trạng có thể chia thành các
    dạng biểu hiện chính như sau:
    - Ưu thế lai về hình thái: biểu hiện qua sức mạnh phát triển trong thời gian
    sinh trưởng như tầm vóc của cây. Theo tài liệu của Võ Văn Thắng [29], con lai
    F 1 của ngô có độ lớn hạt tăng hơn bố mẹ 11,1%, đường kính thân tăng 48%,
    chiều cao cây tăng 30 - 50%, Bên cạnh đó, diện tích lá, chiều dài bông cờ, số
    nhánh trên bông cờ ở các tổ hợp lai thường lớn hơn bố mẹ.
    - Ưu thế lai về năng suất: được biểu hiện thông qua các yếu tố cấu thành
    năng suất như khối lượng hạt, số hạt/bắp, Ưu thế lai về năng suất ở các giống
    lai đơn giữa dòng có thể đạt 193 - 263% so với năng suất bình thường của bố mẹ
    (Trần Hồng Uy, 1985) [38].
    Năm 1917, khi Jones đưa ra phương pháp sản xuất hạt lai kép nhằm hạ giá
    thành sản phẩm và ngay trong năm thử nghiệm đầu tiên (1920), phương pháp
    này đã nhanh chóng được chấp nhận. Mặt khác, trong các loại giống cây trồng
    của con người, các giống ngô lai đơn đầu tiên được thử nghiệm năm 1960 đã
    chinh phục loài người bởi năng suất cao và độ đồng đều, mặc dù giá thành hạt
    giống rất cao. Theo CIMMYT (2000) [47], bình quân chung ngô lai trên thế giới
    chiếm khoảng 65%.
    Việt Nam là quốc gia có định hướng phát triển ngô lai tương đối sớm và đã
    đạt được những thành công đáng kể. Năm 1990, diện tích trồng ngô lai chỉ chiếm
    5 ha, nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 876.350 ha (Tổng cục Thống kê, 2006)
    [33]. Bên cạnh sự phát triển về diện tích, ngô lai còn thể hiện về ưu thế lai ở hầu
    hết các tính trạng của tổ hợp, trong đó tính trạng năng suất là rõ rệt nhất, ban đầu
    năng suất chỉ đạt 0,1% (năm 1990) sau tăng lên 40% (năm 1996) và 73% (năm
    2002) (Tổng cục Thống kê, 2003) [30]. Vì thế Việt Nam đã trở thành quốc gia có
    tốc độ phát triển nhanh nhất trong lịch sử ngô lai thế giới. 9
    1.2.2 Tình hình sử dụng các giống ngô
    Hiện nay trên thế giới, giống là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong sản
    xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngô nói riêng. Chính nhờ những thành
    tựu trong công tác chọn tạo giống mà năng suất và sản lượng ngô thế giới tăng
    lên liên tục trong những thập niên gần đây. Dựa vào cơ sở di truyền và quá trình
    chọn tạo giống, các giống ngô được chia ra làm 2 nhóm chính, đó là nhóm ngô
    thụ phấn tự do và nhóm ngô lai (FAO/UNDP/08/004/1998) [53].
    Sau khi Việt Nam thiết lập quan hệ với Trung tâm nghiên cứu quốc tế cải
    lương giống ngô và lúa mỳ CIMMYT, định hướng phát triển giống ngô trong
    chương trình chọn tạo giống của Việt Nam đã mang lại những tiến bộ đáng kể và
    đạt được rất nhiều thành công. Chương trình ngô của CIMMYT đã xây dựng, cải
    thiện và phát triển khối lượng lớn nguồn nguyên liệu, vốn gen, các quần thể và
    các giống thí nghiệm. Những nguyên liệu đó đang được trồng trên diện tích 6
    triệu ha dưới dạng các giống ngô thụ phấn tự do hoặc các kiểu giống lai.
    1.2.2.1 Giống ngô thụ phấn tự do
    Giống ngô thụ phấn tự do (Open Pollinated Variety) là một danh từ chung
    để chỉ các loại giống mà trong quá trình sản xuất hạt, con người không can thiệp
    vào quá trình thụ phấn mà chúng thụ phấn tự do - thụ phấn mở (Nguyễn Thế
    Hùng, 2003) [13]. Đây là một khái niệm tương đối nhằm phân biệt với loài giống
    lai. Giống ngô thụ phấn tự do được chia làm các loại như sau:
    - Giống địa phương (local variety) là những giống ngô đã tồn tại trong một
    thời gian dài tại địa phương, có những đặc trưng, đặc tính khác biệt với các giống
    khác và di truyền được cho các thế hệ sau. Giống địa phương có tính thích nghi cao
    thông qua khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận của địa phương,
    giống tuy có chất lượng sản phẩm cao nhưng năng suất thấp (Nguyễn Thế Hùng,
    2003) [13]. Với các đặc điểm trên, giống địa phương cũng được sử dụng làm vật
    liệu để lai với nguồn nhập nội, nhằm tạo ra các giống lai có năng suất cao mà
    vẫn giữ được đặc tính tốt (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [10]. Chính vì vậy, các dòng
    ngô địa phương là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công tác tạo giống ngô
    dựa trên cơ sở ưu thế lai (Tomov N, 1990) [64]. 10
    - Giống tổng hợp (Synthentic variety) là thế hệ đầu tiên của giống lai nhiều
    dòng bằng thụ phấn tự do. Giống tổng hợp đầu tiên được sử dụng vào sản xuất
    thuộc về Hayes và Garber vào năm 1919. Sản xuất hạt giống ngô cải tiến bằng
    cách tái hợp nhiều dòng tự phối có ưu điểm cao hơn so với lai đơn, lai kép vì
    người nông dân có thể giữ giống từ 2 - 3 vụ. Giống tổng hợp ngoài việc sử dụng
    trực tiếp trong sản xuất còn được coi là nguồn vật liệu tốt để rút ra dòng và tạo
    giống ngô lai (Nguyễn Thế Hùng, 2003) [13].
    - Giống thụ phấn tự do cải tiến (Improved variety) gồm các giống tổng hợp
    và hỗn hợp, có một số đặc điểm chính như: hiệu ứng gen cộng được khai thác
    trong chọn tạo, có nền di truyền rộng, tiềm năng năng suất khá, độ đồng đều cao,
    dễ sản xuất, được sử dụng từ 2 - 3 đời (Mai Xuân Triệu, 1998) [35].
    - Giống hỗn hợp (Composite variety) là thế hệ tiến triển của tổ hợp các
    nguồn vật liệu ưu tú có nền di truyền khác nhau (Nguyễn Thế Hùng, 2003) [13].
    Nguồn vật liệu này bao gồm: các giống thụ phấn tự do, giống tổng hợp, giống lai
    kép Giống hỗn hợp khác giống tổng hợp ở chỗ có nền di truyền rộng và
    không thể kiểm soát được khả năng kết hợp của các vật liệu tạo giống (Mai Xuân
    Triệu, 1998) [35]. Nhóm giống này được coi là giống quá độ trước khi sử dụng
    các giống lai mới có năng suất cao (Nguyễn Thế Hùng, 1995) [11].
    1.2.2.2 Giống ngô lai (Hybrid Maize)
    Ngô lai là kết quả của việc ứng dụng ưu thế lai trong công tác tạo giống ngô
    và là thành tựu khoa học nông nghiệp nổi bật của thế kỷ XX (Nguyễn Thế Hùng,
    2003) [13]. Trong sản xuất giống ngô lai hiện nay, có thể tạo ra giống ngô lai
    quy ước (trên cơ sở các dòng tự phối) và giống ngô lai không quy ước (có ít nhất
    một bố mẹ không phải là dòng tự phối thuần).
    - Giống ngô lai quy ước (Conventional hybrid) là giống ngô được lai giữa
    các dòng thuần với nhau. Việc tạo ra các giống ngô lai quy ước được coi là thành
    tựu lớn nhất của khoa học nông nghiệp thế giới mấy chục năm qua. Đây là
    phương thức sử dụng có hiệu quả của hiện tượng ưu thế lai, lợi dụng hiệu ứng
    trội và siêu trội khi lai giữa các dòng tự phối đời cao với nhau. Dựa vào số dòng
    thuần tham gia tạo giống, giống ngô lai quy ước được phân thành: Lai đơn, là 11
    phép lai dựa trên cơ sở hai dòng bố mẹ tự phối; lai ba, là lai giữa một lai đơn và
    một dòng tự phối; lai kép, là lai giữa hai lai đơn với nhau. Lai đơn thường được
    phát triển nhiều trên thế giới vì nó cho năng suất cao và đồng đều, nhưng khó
    nhân dòng và sản xuất hạt lai (David L. Beck, CIMMYT, 2002) [48].
    1.2.2.3 Công tác khảo nghiệm và đánh giá một số giống ngô lai mới
    Giống cây trồng là một nhân tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả
    của sản xuất nông nghiệp (575 giống cây trồng nông nghiệp mới, 2005) [44].
    Giống tốt và hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng có thể làm tăng năng suất từ 10 -
    30% và có thể còn hơn. Với tính chất quan trọng của giống đối với sản xuất nên
    các giống mới sau khi chọn tạo, cần phải thông qua công tác khảo sát, đánh giá
    nhằm xác định khả năng thích ứng của giống trước khi đưa vào sản xuất đại trà.
    Theo tài liệu của Võ Văn Thắng (2005) [29], Bùi Phúc Khánh và cộng sự
    (1993) đã tiến hành khảo nghiệm các giống ngô trong vụ đông tại Vĩnh Phúc và
    đưa ra kết luận: Nên đưa các giống ngô lai vào sản xuất đại trà, như giống P11
    vừa có năng suất ổn định, trung ngày, vừa có phạm vi thích ứng rộng. Tiến hành
    thử nghiệm sản xuất với các giống LVN6, LVN11, LVN12, VN1 cho thấy, để
    ngô đông có năng suất cao thì nhóm chín muộn nên trồng trước 15/9 và nhóm
    trung bình nên trồng trước 20/9.
    Theo kết quả khảo nghiệm vụ xuân tại Gia Lâm (Hà Nội) của Phùng Quốc
    Tuấn và Nguyễn Thế Hùng (1995) [11]: Các giống ngô LVN10, LVN18,
    LVN20, DK888 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm chín trung bình, năng suất
    cao, thích hợp cho luân canh vụ xuân đồng bằng Bắc bộ.
    Tại khu vực duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, đã tiến hành khảo
    nghiệm 59 giống ngô và kết luận một số giống như: A8864, NK46, T.9, T.5,
    DK171, 30P95, 30A65, SC7114 thuộc nhóm chín trung ngày có triển vọng, năng
    suất cao và khả năng chống chịu khá (Kết quả khảo nghiệm và kiểm nghiệm
    giống cây trồng 2003-2004) [37].
    Theo tài liệu của Nguyễn Hồng Hạnh [14], trong giai đoạn 2001 - 2005, Bộ
    Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận chính thức 25 giống ngô lai,
    gồm: LVN24, LNS222, VN25-99, HQ2000, VN8960, LVN22, LVN9, B9698, 12
    DK5252, CP989, NK54, NK4300, DK414, MX2, MX4, Pac.963, CPA88, NK46,
    B9999, C191, DKGold Giống VN25-29 là giống ngô lai đơn do tác giả La Đức
    Vực, Hoàng Kim, Phạm Văn Ngọc thuộc Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông
    nghiệp Hưng Lộc lai tạo, đã được công nhận và khu vực hóa ở phía Nam tháng
    8/2002. Giống VN25-29 có thời gian sinh trưởng 93 - 98 ngày, năng suất trung
    bình đạt 62,3 - 72,9 tạ/ha, chịu thâm canh, năng suất cao và ổn định, phù hợp với
    điều kiện sinh thái ở phía Nam, chủ động sản xuất được hạt giống trong nước [44].
    Giống B9999 là giống ngô lai đơn của Xí nghiệp sản xuất hạt giống lai
    Bioseed lai tạo tại Việt Nam, được công nhận và khu vực hóa ở miền Đông Nam bộ
    tháng 8/2002. Giống B9999 thuộc nhóm chín trung bình, năng suất bình quân đạt
    70 - 90 tạ/ha, độ đồng đều cao, hình dạng gọn, chịu thâm canh, ít nhiễm sâu bệnh,
    năng suất ổn định và khả năng thích ứng rộng [44].
    1.3 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
    Trên thế giới, ngô là một trong những loại cây lương thực quan trọng trong
    nền kinh tế, đứng vị trí thứ ba về diện tích, thứ hai về sản lượng và thứ nhất về
    năng suất.
    Cây ngô có nền di truyền rộng, được trồng trên nhiều vùng sinh thái khác
    nhau. Sản phẩm ngô được sử dụng làm lương thực cho con người, thức ăn cho
    gia súc và làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp (Maize, 2004) [57].
    Ngô là cây lương thực nuôi sống 1/3 dân số thế giới. Tất cả các nước trồng
    ngô nói chung đều ăn ngô ở mức độ khác nhau. Toàn thế giới sử dụng 21% sản
    lượng ngô làm lương thực cho con người (Trần Văn Minh, 2004) [17]. Ngoài các
    chất cơ bản như tinh bột, Protein và Lipit, hạt ngô còn chứa nhiều axit amin
    không thay thế như Triptophan, Lyzine và Methionin. Do đó, ở các nước Trung
    Mỹ, Nam Á và châu Phi sử dụng ngô làm lương thực chính cho con người như:
    Đông Nam Á sử dụng 85% sản lượng, Tây Trung Phí 80%, Bắc Phi 42%, Tây Á
    27%, Nam Á 75%, Đông Âu và Liên Xô cũ 4% . (Ngô Hữu Tình, 1997) [25].
    Thành phần dinh dưỡng của ngô cao hơn gạo và lúa mỳ. Trong 100 g hạt
    ngô vàng có chứa 9,6 g đạm, trong khi hạt gạo chỉ đạt 8 g, hàm lượng chất béo
    trong ngô là 5,2 g (cao gấp 2 lần trong gạo trắng), đặc biệt là hàm lượng vitamin
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...