Luận Văn Số phận con người trong tiểu thuyết “cuốn theo chiều gió” của margaret mitchell

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: SỐ PHẬN CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT “CUỐN THEO CHIỀU GIÓ” CỦA MARGARET MITCHELL


    Luận văn dài 68 trang
    Từ ngày đất nước mở cửa giao lưu với tất cả các nước, bên cạnh việc hợp tác kinh tế, chúng ta còn tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại, bất kể nền văn hoá ấy thuộc dân tộc nào. Đối với Hoa Kỳ, đã có những bước chuyển biến quan trọng trong mối quan hệ, giao lưu hợp tác kinh tế giữa hai đất nước. Bên cạnh là một nước công nghiệp phát triển, Hoa Kỳ còn là một nước có nền văn hoá độc đáo. Văn hoá Mỹ vốn là một nền văn hoá độc đáo đầy sức hấp dẫn. Từ các tập tục, các tín ngưỡng đến văn học lịch sử đều mang tính cách “rất Mỹ”. Riêng vấn đề văn học Mỹ cũng đã rất đặc biệt. Có người tự hỏi “có một nền văn hoá Mỹ hay không”? [1.15] Rồi “thơ Mỹ có phải là văn học Mỹ”, “văn học Mỹ có những trào lưu nào”? Tất cả là do tính đa dạng phong phú của nó. Riêng lĩnh vực văn học, nước Mỹ đã sản sinh ra những tên tuổi lẫy lừng, với Enest Hemingway, John Steinbeck, Erskine Cadwell, .Họ là những nhà văn đem lại sức sống mãnh liệt cho văn học Mỹ trong nhịp sống chung của văn chương thế giới. Bên cạnh những tác giả nổi tiếng, có vị trí hàng đầu ấy, nước Mỹ còn có hàng trăm, hàng nổi bật thu hút nhiều thế hệ độc giả. Ở loại tác giả này, Margaret Mitchell là nổi bật nhất với tiểu thuyết “Gone With the Wind” - Cuốn theo chiều gió. Đây là tác phẩm gây nhiều dư luận và cũng làm vang dội cả một thời kỳ văn học Mỹ và thế giới. Khi nó mới ra đời, nó đã thu hút đông đảo bạn đọc trẻ của Mỹ bởi một mối tình đầy sóng gió của nhân vật Rhett Butler và Scarlett. Và theo thời gian, nó cứ là khám phá của bao thế hệ. Cho đến ngày nay, “Cuốn theo chiều gió” đã được in ra thành nhiều thứ tiếng và đã trở thành quen thuộc của nhiều người. Có thể nói, “Cuốn theo chiều gió” là một cuốn tiểu thuyết chứa đựng nhiều vấn đề của cuộc sống. Nó không chỉ là cái nôi nuôi dưỡng mối tình của Rhett Butler - Scarlett mà nó còn là một trang sử ghi lại cái thời kỳ nội chiến Nam - Bắc nước Mỹ (1861-1865), là tiếng nói của tình người, tình đời, là triết lý về sự sống còn, là bài ca quê hương đất nước, .Tất cả những nội dung đó được thể hiện chân thật, sinh động qua ngòi bút điêu luyện của nữ sĩ Margaret Mitchell làm cho tác phẩm luôn luôn có giá trị. Xung quanh tác phẩm này hiện còn nhiều tranh cãi, song hầu hết họ chỉ chú ý đến các nhân vật. Có người khen, có người chê, có người chẳng khen cũng chẳng chê Với tinh thần mong học hỏi, khám phá một nền văn học trẻ, một tác phẩm nổi tiếng gây nhiều dư luận, người viết muốn đi vào chia sẻ những cảm nhận riêng về tác phẩm, qua đó góp một phần nhỏ bé vào việc phân tích giá trị của một tác phẩm lớn, phát hiện những khía cạnh còn ít được đề cập như vấn đề số phận con người trong chiến tranh, thực trạng chiến tranh trong tác phẩm. Thiết tưởng sẽ làm cho việc thẩm bình thêm phong phú. Đó cũng là lý do người viết chọn đề tài này. Một sự lựa chọn đầy mạo hiểm vì người viết chưa tìm một cuốn sách bình luận nào về tác phẩm này cả. Hơn nữa đề tài này cũng rất mới lạ. Dẫu sao, với sự giúp đỡ của cô hướng dẫn, sự động viên của bè bạn, sự nhiệt tình của bản thân người viết đã hoàn thành đề tài.
    Phần : Mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề 2
    3. Mục đích yêu cầu 5
    4. Phạm vi yêu cầu 5
    5. Phương pháp nghiên cứu 6
    Phần : Nội dung chính 7
    Chương 1: vấn đề số phận con người trong văn học Âu Mỹ đầu thế kỷ XX 7
    1.1. Vài nét về nền văn học Mỹ đầu thế kỉ XX 7
    1.2. Vấn đề số phận con người trong văn học Âu Mỹ đầu thế kỷ XX 9
    1.3. Tác giả 11
    Chương 2 : Vấn đề số phận con người trong “Cuốn theo chiều gió” 12
    2.1. Cuộc nội chiến ở Mỹ 12
    2.2. Tóm tắt tác phẩm 15
    2.3. Số phận con người trong “Cuốn theo chiều gió”: 21
    2.3.1. Thực trạng chiến tranh : 21
    2.3.2. Số phận con người “Cuốn theo chiều gió”: 26
    2.4. Vấn đề bản sắc Mỹ trong “Cuốn theo chiều gió”: 38
    Phần: Kết luận 48
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     
Đang tải...