Tiểu Luận Sơ lược khái niệm Tánh Không của Kinh Tiểu Không và Đại Không với Kinh Kim Cang

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. DẪN NHẬP

    Lý duyên khởi là nguyên lý bản hữu của vạn pháp, được đức Phật Thích ca tuyên thuyết và bất kỳ ai chứng thực nguyên lý này, tức cũng thấy được pháp. Do đó, tiến trình tu tập là tiến trình mà lý duyên khởi được áp dụng xuyên suốt, dù bằng cách này hay cách khác. Mục tiêu của sự tu tập là hướng đến giải thoát tối hậu hay niết-bàn toàn diện. Muốn được vậy, ba căn bản phiền não làm chúng sanh trôi lăn trong sanh tử là tham, sân, si phải được diệt trừ hoàn toàn. Nhưng nếu không nhờ lý duyên khởi để quán xét vạn pháp là không thật sự tồn tại về mặt bản chất thì liệu rằng chúng ta có dễ dàng xả ly tất cả lục trần để trừ bỏ tâm tham, sân, si hay không? Hay cho tất cả là thật và vĩnh viễn tồn tại để rồi mãi cố thủ nó cho riêng mình? Mà nếu không bỏ được ba căn bản phiền não ấy thì làm thế nào để tâm được an định và hướng đến chánh trí?

    Như trong kinh Khất thực thanh tịnh, đức Phật nói rằng ta nhờ an trú trong tánh không nên được an trú rất nhiều. Và trong kinh Tiểu không, đức Phật đã dạy các tỳ-kheo quán tánh không bằng cách quán các pháp là duyên khởi. Trong kinh Kim cang bát-nhã, tánh không của các pháp được diễn tả qua lý luận tức-phi. Vậy tánh không trong các kinh này có sự giống và khác nhau như thế nào?

    B. NỘI DUNG

    1. Ý nghĩa Tánh không trong kinh Tiểu không và kinh Đại không

    1.1. Tánh không trong kinh Tiểu không

    Đoạn đầu tiên của kinh Tiểu không[1], ngài A-nan nhắc lại câu nói của Thế tôn: “Này A-nan! Bởi an trú tánh không nên nay ta được an trú rất nhiều”.[2] Sau đó, Thế tôn giảng rộng thêm ý nghĩa của pháp an trú này. Trong kinh Khất thực thanh tịnh, Thế tôn cũng đã khẳng định rằng:

    Này Sāriputta, Ông nay đang phần lớn an trú với sự an trú của bậc Ðại nhân. Này Sāriputta, sự an trú của bậc Ðại nhân tức là không tánh.[3]

    Chữ “tánh không” trong kinh Tiểu không, tựu trung, nhằm diễn tả hai vấn đề: 1. Tánh không là tánh chung của vạn pháp, tức là về bản chất, một sự vật không thật sự tồn tại như một đơn vị đơn nhất mà là do sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau. 2. Tánh không chỉ cho sự nên xả ly, tức là trừ bỏ tất cả phiền não.

    Trên mặt tương đối, một sự vật do nhân duyên tạo thành vẫn được ghi nhận là có, tức là “bất không” về mặt ngoại hiện. Giống như trong giảng đường Migāramātu, chỉ có chúng tỳ-kheo, không có voi, ngựa, bò, dê, tài vật, lúa thóc, nô bộc . Cho nên “không” (suñña) ở đây là không có voi, ngựa ., “bất không” (asuñña) là vì có chúng tỳ-kheo. Do đó, kinh nói rằng nếu trong ấy không có gì thì do vậy mà thấy là không có gì; nếu trong ấy có thứ khác thì đúng đắn xem là có. Này A-nan! Đó gọi là hành chân thật, không điên đảo, là cái không hoàn toàn thanh tịnh vậy. Như vậy, với cái gì do nhân duyên tạo thành thì phải có thái độ ghi nhận đúng như thật là tồn tại do nhân duyên. Không điên đảo là giữ tâm không tán loạn theo ngoại giới, nên các phép tưởng như địa tưởng, vô lượng không xứ tưởng vẫn là những phương tiện để theo thứ lớp diệt trừ mọi tưởng mà thôi.

    Tưởng (sañña) được thực hiện từ sự tưởng về địa cho đến vô tưởng định, vả lại, nếu có thể xả ly luôn cảnh giới của vô tưởng định, tức là trong kinh nói không thích thú, không mong cầu, không nên trụ trong ấy, làm được vậy thì khế nhập với giải thoát.

    Muốn được vậy thì hành giả phải dùng tâm của mình để tư duy trừ bỏ sự tạp loạn của tâm mình như là cá tính của loài voi ngựa vốn hung hãn, nhảy nhót , chỉ khi dừng được loại tâm phóng dật này thì tâm mới an ổn, nhưng như kinh nói vẫn không được thích thú, không mong cầu, không nên trụ trong ấy. Kinh đưa ra sáu tiêu mục để quán tưởng, đầu tiên là niệm vô sự, nhằm trừ bỏ cái tâm tạp loạn rong ruổi theo ngoại cảnh mà chỉ chuyên chú vào vô sự tưởng, thì “không” ở đây là không có các việc bộn tạp bên ngoài khuấy nhiễu.

    Cũng như thế, nhờ sức quán tưởng mà lần lượt trải qua các trạng thái địa biến xứ tưởng, vô lượng không xứ tưởng, vô lượng thức xứ tưởng, vô sở hữu xứ tưởng, vô tưởng tâm định (phi tưởng phi phi tưởng xứ định). Cảnh giới sau thay thế cảnh giới trước, sau đó xả ly luôn cảnh giới cuối cùng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...