Luận Văn Sơ khảo về chùa Hang tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DẪN LUẬN

    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Chùa đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chùa vừa là một cơ sở tôn giáo vừa là nơi lưu giữ và truyền dạy các giá trị văn hóa của cộng đồng. Đối với các tộc người thì ngôn ngữ và chữ viết chính là con đường nhanh nhất để mọi người có thể tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của nhau. Còn riêng đối với người Khmer thì ngoài ngôn ngữ và chữ viết còn có ngôi chùa vì từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành, rồi về già đến lúc chết, mọi buồn vui điều diễn ra ở chùa. Ngôi chùa là nơi lưu giữ nhiều yếu tố: nghệ thuật, hội họa, kiến trúc, điêu khắc và là trung tâm của các lễ hội lớn của đồng bào như: lễ Đônta, Chôl Chnăm Thmây. Tất cả được biểu hiện một cách rõ ràng, sinh động dưới mái chùa cổ kính, uy nghiêm với niềm tin tuyệt đối trường tồn của đồng bào. Theo dòng chảy của thời gian, tiến trình phát triển của lịch sử, ngôi chùa người Khmer theo Phật giáo Nam Tông với những giáo lý thấm nhuần yếu tố nhân văn đã đi sâu vào tâm trí và hiện hữu trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Ý thức tộc người, thái độ biết giữ gìn và trân trọng những gì tổ tiên để lại cùng sự tiếp thu cái mới một cách có chọn lọc và hợp lý làm cho văn hóa người Khmer ở Nam Bộ không những không mất đi mà ngày càng “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
    Châu Thành một huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống của tỉnh Trà Vinh - một tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi tập trung những ngôi chùa Khmer có lịch sử tồn tại lâu đời, nét kiến trúc đặc sắc, những biểu tượng được thể hiện tinh xảo đạt một giá trị nghệ thuật cao Và chùa Hang là một trong những ngôi chùa Khmer nằm trên địa bàn, ngoài những đặc điểm trên thì chùa Hang còn là nơi cho ra đời những tác phẩm điêu khắc gỗ tái hiện cuộc sống của các loài động vật một cách sống động và khiến người chiêm ngưỡng lầm tưởng là đang lạt bước vào cuộc sống hoang dã ngoài tự nhiên của các loài vật.
    Văn hóa Khmer là đề tài được các nhà khoa học cả trong và ngoài nước rất coi trọng, họ nghiên cứu ở nhiều chủ đề khác nhau: nghệ thuật, âm nhạc, lịch sử hình thành tộc người, kiến trúc Với một số lượng công trình đồ sộ như vậy thì “Sơ khảo về chùa Hang tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh” chỉ là sự ghi lại việc tìm hiểu những điều chưa biết của em về ngôi chùa Hang nói riêng và ngôi chùa của người Khmer nói chung. Tuy nhiên vì nhiều lý do khách quan và nhất là chưa thật sự hiểu sâu về ngôn ngữ nên việc tiếp cận thông tin còn nhiều thiếu sót.
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Dưới góc độ dân tộc học thì nghiên cứu về chùa chính là cách nhìn vấn đề trong mối quan hệ biện chứng giữa một thực thể văn hóa (ngôi chùa) với nơi mà nó tồn tại và được tiếp nhận (cộng đồng người Khmer). Dù không đi sâu giải thích nhiều nhưng khi đặt vấn đề trong sự vận động biến đổi sẽ giúp thấy được những ảnh hưởng của ngôi chùa trong đời sống của đồng bào cũng như tính cộng đồng được thể hiện dưới mái chùa.
    Dù nguồn tài liệu viết về văn hóa Khơmer và chùa Hang là khá nhiều tuy nhiên, với mong muốn tự khám phá vấn đề để hiểu biết sâu, không máy móc chỉ dựa vào tài liệu có sẵn, nên ngoài đọc và tham khảo tài liệu thì bài viết còn sử dụng phương pháp điền dã thực địa kết hợp với đặt câu hỏi.
    CẤU TRÚC BÀI VIẾT
    Ngoài hai phần mở đầu và kết bài nội dung chính được cấu thành ba chương
    + Chương 1: tổng quan về huyện Châu Thành: vị trí đại lý, địa hình và khí hậu, mạng lưới sông rạch, dân số và đời sống văn hóa của toàn huyện. Những phần này sẽ được trình bày gói gọn trong 5 trang (4-8)
    + Chương 2: tìm hiểu chùa Kampong Chrây được thể hiện qua các mục: sơ lược về chùa, cấu trúc chùa, giới luật và dòng tu, sẽ được trình bày trong 10 trang (910)
    + Chương 3: nghệ thuật điêu khắc và các biểu tượng trong chùa được trình bày trong 4 trang (19-22)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...