Thạc Sĩ Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988 – 2005)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU




    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Ruộng đất - tư liệu sản xuất quan trọng, thứ tài sản quý giá của cư dân nông nghiệp. Ở Việt Nam, tuyệt đại đa số cư dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, cho nên ruộng đất càng trở nên quan trọng và quý giá. Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, Nhà nước phong kiến luôn luôn quan tâm đến vấn đề ruộng đất. Các vương triều phong kiến Việt Nam đều coi vấn đề ruộng đất có tầm quan trọng đặc biệt và luôn đề ra được những chính sách để nắm được ruộng đất. Thông qua việc nắm ruộng đất trong tay, Nhà nước phong kiến lấy đó làm nguồn thu thuế, làm bổng lộc, lương cho đội ngũ quan lại và binh lính, đồng thời giải quyết được một phần những đòi hỏi của nông dân - lực lượng chiếm đông đảo và quan trọng nhất của xã hội nhằm tạo ra sự bình ổn cho đất nước.
    Từ cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành xâm lược và đặt ách cai trị lên đất nước ta. Dưới ảnh hưởng của chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của đế quốc Pháp cùng với việc bao chiếm ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến đã làm cho sở hữu ruộng đất của người nông dân ngày càng bị thu hẹp. Nông dân phần lớn rơi vào tình cảnh hoặc là có ít ruộng đất hoặc không có ruộng đất để canh tác, nên nguồn sống chính của họ phải đi lĩnh canh ruộng đất, đi làm thuê cho gia đình địa chủ. Bởi vậy, khát vọng có ruộng đất để làm ăn đi liền với độc lập dân tộc càng trở nên bức thiết với nông dân.
    Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đề ra nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến để giành lại độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ chống đế quốc. Với đường lối cách mạng đúng đắn như trên đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân và các tầng lớp xã hội khác, làm nên thắng lợi của cuộc cánh mạng tháng Tám 1945, mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc.

    Sau khi cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Đảng và Chính phủ

    ta rất quan tâm đến vấn đề ruộng đất và từng bước có những chính sách nhằm đem lại quyền lợi ruộng đất cho nông dân. Thông qua những chính sách ruộng đất tích cực đó của Đảng và Chính phủ có tác dụng bồi dưỡng sức dân, kích thích nông dân hăng hái đóng góp nhanh nhất, nhiều nhất sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954).
    Sau khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, Đảng và Chính phủ ta đã đề ra nhiều chính sách trong lĩnh vực ruộng đất, nông nghiệp và nông thôn. Đáng chú ý nhất là từ năm 1958 trở đi, Đảng chủ trương tiến hành tập thể hoá nông nghiệp. Theo đó, toàn bộ miền Bắc Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng, hầu hết ruộng đất cũng như sản xuất nông nghiệp đều được tập thể hoá và đặt dưới sự quản lý của hợp tác xã. Với tư cách là đại diện cho thành phần kinh tế tập thể, hợp tác xã đứng ra quản lý hầu hết đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình tập thể hoá nông nghiệp, bên cạnh những mặt tích cực còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, nhất là khâu quản lý và tổ chức sản xuất. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất và sản lượng nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chưa cao, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
    Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được triệu tập tại Hà Nội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Kể từ đó, nền kinh tế nói chung và nền kinh tế nông nghiệp nước ta nói riêng có những bước chuyển biến mạnh mẽ với mức tăng trưởng hàng năm ngày càng tăng. Một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta trong những năm qua bắt nguồn từ chính sách đổi mới trong quan hệ sở hữu và sử dụng ruộng đất.
    Trước yêu cầu đổi mới và để tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp, ngày 5/4/1988, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (Khoá VI) về Đổi mới quản lý nông nghiệp (gọi tắt là Khoán 10) đã ra đời. Theo đó, ruộng đất vẫn thuộc sở

    hữu tập thể nhưng người nông dân có quyền sử dụng ổn định, lâu dài tuỳ

    theo loại cây canh tác. Người nông dân bên cạnh quyền chủ động sử dụng ruộng đất vào mục đích sản xuất kinh tế theo quy định của Nhà nước còn có quyền chuyển đổi, sang nhượng, cho thuê, thế chấp ruộng đất. Như thế, về thực chất ruộng đất đã chuyển từ chế độ sở hữu tập thể sang chế độ công hữu tư dụng (tức là sở hữu tư nhân hạn chế).
    Thái Nguyên là một trong mười ba tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có vị trí rất quan trọng, là một trong những trung tâ m kinh tế, chính trị của vùng Đông Bắc Bắc Bộ, là vùng nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng châu thổ sông Hồng. Kể từ sau Khoán 10 (năm 1988), năng suất lúa ở Thái Nguyên đã tăng lên gần ba lần so với năm 1990, đưa sản lượng lúa thu được đạt 322 153 tấn (năm 2005) [34,119]. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến đổi về năng suất và sản lượng lúa ở Thái Nguyên từ sau Khoán 10 đến năm
    2005 là bắt nguồn từ sự thay đổi về hình thức sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất. Chính sự thay đổi về diện tích, đặc biệt là sự thay đổi về hình thức sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự biến đổi về năng suất và sản lượng lúa ở Thái Nguyên. Nhưng, hình thức sở hữu và quan hệ sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên đã thay đổi như thế nào và nó có tác động gì đối với những chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên từ sau Khoán 10 (năm 1988) đến năm 2005 là một vấn đề lớn và rất quan trọng còn đang bỏ ngỏ. Nếu tìm hiểu được vấn đề này sẽ góp phần giúp cho các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn đúng đắn và đề ra được những chính sách phù hợp để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, đồng thời giúp nông dân Thái Nguyên sử dụng ruộng đất - thứ tài sản quý giá một cách hợp lý hơn để tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học hay một tài liệu chuyên khảo nào nghiên cứu một cách chi tiết, hệ thống về vấn đề này.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Sở hữu và sử dụng ruộng đất ở tỉnh Thái Nguyên (1988 – 2005)” làm luận văn thạc sỹ.


    MỤC LỤC


    Trang


    MỞ ĐẦU . 3


    NỘI DUNG 10

    Chương 1: TÌNH HÌNH SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở THÁI

    NGUYÊN TRƯỚC NĂM 1988 .
    .10

    1.1. Vài nét về tỉnh Thái Nguyên .10

    1.2. Tình hình sở hữu ruộng đất ở Thái Nguyên trước năm 1988 18

    1.3. Phương thức khai thác ruộng đất .46

    Chương 2: SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT Ở THÁI NGUYÊN SAU KHOÁN 10 (1988 – 2005) .57
    2.1. Những chuyển biến về sở hữu ruộng đất 57

    2.2. Phương thức khai thác ruộng đất .85

    2.3. Một vài giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân 99
    KẾT LUẬN .109

    Tài liệu tham khảo .114

    Phụ lục


    DANH MỤC BIỂU



    Biểu 1: Số dân di cư đến Thái Nguyên từ 1930 đến 1938 .17

    Biểu 2: Các đồn điền đầu tiên của người Pháp ở Thái Nguyên .20

    Biểu 3: Các đồn điền của người Việt ở Thái Nguyên đến năm 1945 21

    Biểu 4: Ruộng đất 7 đồn điền của Pháp và Việt gian phản động bỏ chạy

    đem tạm cấp cho nông dân năm 1950 22

    Biểu 5: Tỷ lệ số địa chủ phát canh thu tô và thuê mướn nhân công .24

    Biểu 6: Chiếm hữu ruộng đất của địa chủ và sự chuyển dịch ruộng đất trước cái cách ruộng đất 25
    Biểu 7: Chiếm hữu ruộng đất của phú nông (năm 1945) .26

    Biểu 8: Biến động ruộng đất của phú nông qua các thời kỳ 26

    Biểu 9: Sở hữu ruộng đất của trung nông, bần nông và cố nông (năm

    1945) .28

    Biểu 10: Sở hữu ruộng đất của nông dân qua các thời kỳ 30

    Biểu 11: Số ruộng đất chia cho nông dân 75 xã cải cách ruộng đất .32

    Biểu 12: Diện tích ruộng đất công tại 75 xã trước cải cách ruộng đất 33

    Biểu 13: Tình hình hợp tác hoá nông nghiệp ở Thái Nguyên qua các năm .40

    Biểu 14 : Diện tích cây lương thực ở Thái Nguyên qua các năm .51

    Biểu 15: Diện tích, năng suất và sản lượng chè ở Thái Nguyên qua một số

    năm .52

    Biểu 16: Tình hình hợp tác hoá nông nghiệp qua các năm .68

    Biểu 17: Tình hình sử dụng ruộng đất ở Thái Nguyên từ 1996- 2005 78

    Biểu 18: Các loại đất nông nghiệp ở Thái Nguyên năm 2005 .80

    Biểu 19: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở Thái Nguyên từ 1990 đến

    2005 82

    Biểu 20: Bình quân lương thực trên đầu người trên năm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, cả nước và Thái Nguyên .84
    Biểu 21: Diện tích đất lúa và lúa màu của huyện Đại Từ năm 2000 . 86

    Biểu 22: Diện tích đất trồng lúa, lúa màu huyện Võ Nhai năm 2000 87

    Biểu 23: Diện tích các loại cây trồng 90

    Biểu 24: Diện tích cây lương thực có hạt ở Thái Nguyên từ 2000 - 2005 .91

    Biểu 25: Diện tích gieo trồng và sản lượng cây lạc, đậu tương ở Thái

    Nguyên qua các năm .92

    Biểu 26: Diện tích và sản lượng chè ở Thái Nguyên từ 1995 đến 2005 93

    Biểu 27: Diện tích một số loại cây ăn quả ở Thái Nguyên từ 1995 đến 2005 96

    Biểu 28: Số trang trại phân theo huyện thành phố, thị xã 98

    Biểu 29: Đất ruộng lúa, lúa màu ở Thái Nguyên năm 2005 121
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...