Tiểu Luận Sở hữu và sở hữu nhà nước

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    SỞ HỮU VÀ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

    LỜI NÓI ĐẦU


    Vấn đề sở hữu và sở hữu nhà nước là một vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng và rất phức tạp có nhiều ý kiến rất khác nhau về vấn đề này, do nội dung đề cập tương đối rộng đòi hỏi phải có sự thảo luận, nghiên cứu có quy mô và nghiêm túc. Tuy nhiên do khả năng kiến thức em khó có thể đề cập đầy đủ khía cạnh của vấn đề nay. Chắn em sẽ nhiều thiếu sót vì vậy em rất mong sự góp ý và chỉ bảo của thầy ! Em xin cảm ơn!


    A. Đặt vấn đề:


    Sở hữu là một phạm trù lịch sử, là hệ thống các quan hệ xã hội giữa người và người trong quá trình sử dụng TLSX. Sở hữu biến đổi tính chất của nó cùng với sự biến đổi của các hình thái kinh tế, xã hội tong lịch sử. Mỗi hình thái kinh tế xã hội có một hình thức sở hữu đặc trưng biểu hiện QHSX trong xã hội đó. Đây là một vấn đề có tính chất sống còn của mọi giai cấp, mọi tổ chức và cá nhân. Sở hữu về TLSX là cơ sở đầu tiên quyết định địa vị thống trị xã hội của giai cấp cầm quyền. Sở hữu là cơ sở kinh tế và là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện các quyền năng pháp lý của nhà nước.


    Đối với nước ta hiện nay, việc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển TBCN là một mô hình trước nay chưa từng có thì việc đòi hỏi phải củng cố và hoàn thiện một hệ thống lý luận khoa học sắc bén, trong đó có lý luận về vấn đề sở hữu" là tất yếu khách quan.


    Năm 1986 đât nước ta bắt đầu thực hiện đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Trong những năm đầu đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành công nhất định tuy nhiên bên cạnh đó là một loạt những vấn đề nảy sinh. Trong đó, cải cách chế độ sở hữu nhà nước là một vấn đề hết sức nan giải nhưng không thể không tránh được. Những quan niệm về sở hữu nhà nước trước đây đã không còn phù hợp và hầu hết các doanh nghiệp này đều chưa thay đổi tư duy kinh tế, làm ăn kém hiệu quả buộc nhà nước phải dùng ngân sách để bù lỗ. Từ những quan điểm nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng giải quyết sở hữu nhà nước là yêu cầu khách quan của nền kinh tế hàng hoá đặt ra, giảỉ quyết sở hữu nhà nước một cách đúng đắn sẽ tạo cơ sở vững chắc để tiếp tục sự nghiệp đổi mới kinh tế của đất nước.


    MỤC LỤC


    A. Đặt vấn đề:
    Sở hữu và sở hữu nhà nước, lý do và tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề này
    B. Giải quyết vấn đề:
    I. Phạm trù sơ hữu.
    - Một số vấn đề lý luận về sở hữu nói chung.
    - Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sở hữu.
    - Đối tượng sở hữu và các hình thức sở hữu về tư liệu sản suất và vốn.
    II. Sở hữu nhà nước:
    1, Sở hữu nhà nước và các hình thức của sở hữu nhà nước
    2, Quá trình hình thành và phát triển sở hữu nhà nước ở Việt Nam.
    3, Đánh giá về việc thực hiện sở hữu nhà nước ta hiện nay.
    III. Các giải pháp cơ bản giải quyết sở hữu nhà nước ta hiện nay:
    1, Tiếp tục phát triểnvà nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
    2, Hoàn thiện cơ chế hợp tác, liên doanh và phát triển các công ty cổ phần có vốn nhà nước.
    3, Hoàn thiện cơ chế quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và vốn của nhà nước.
    C. Kết luận:
    1, Tóm tắt chung và một số kết luận về vấn đề sở hữu nhà nước ở Việt Nam.
    2, Một số kiến nghị cá nhân về vấn đề sở hữu nhà nước ở Việt Nam.
     
Đang tải...