Tiểu Luận Sở hữu nhà ở VN trong tư pháp quốc tế (8)

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề số 14: Đánh giá những điểm bất cập của pháp luật việt nam hiện hành trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người việt nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tại việt nam
    A. LỜI MỞ ĐẦU.
    Với đặc trưng pháp luật quy định hạn chế quyền sở hữu tư nhân nhân về đất đai và nhà ở, cùng với nhiều yếu tố lịch sử để lại, trong suốt một thời gian dài, vấn đề quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người việt nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tại việt nam luôn bị bỏ ngỏ. Tình trạng đó gây nên khó khăn cho những người Việt Nam vì lý do lịch sử phải xa quê hương muốn trở về cũng như một bộ phận người nước ngoài muốn làm ăn, sinh sống lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam. Trước tình trạng đó, Quốc hội thông qua nghị quyết số 19/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam và Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 Ngày 27/7/2006 quy định về giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 01/07/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia. Qua hai nghị quyết này, lần đầu tiên, quyền sở hữu bất động sản của người nước ngoài chính thức được thừa nhận tại Việt Nam cũng như người Việt Nam định cư ở nước ngoài được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở. Mặc dù đã có Nghị quyết chung về vấn đề nêu trên, tuy nhiên, quá trình thực hiện còn vướng mắc do thực tế có nhiều vấn đề phức tạp cũng như pháp luật vẫn còn nhiều điểm bất cập. Trong bài tập này, tôi xin nêu lên những quy định của pháp luật, những vấn đề trong thực tiễn áp dụng, qua đó đánh giá những điểm bất cập của pháp luật việt nam hiện hành trong giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam.
    B. NỘI DUNG.
    I. Những quy định chung của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề sở hữu nhà ở của sở hữu nhà ở của người việt nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tại việt nam.
    1. Sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
    Giai đoạn từ 01/7/2006 đến nay, các giao dịch dân sự về nhà ở được điều chỉnh bởi Bộ Luật dân sự năm 2005 và Luật Nhà ở năm 2005.
    Tuy nhiên, khi nói đến sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, chúng ta cần phân biệt hai đối tượng:
    - Người đã sở hữu nhà tại Việt Nam trước khi xuất cảnh;
    - Người đã định cư tại nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...