Luận Văn slide+word Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 và định hướn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 6
    1.1 Khái quát về NSNN 6
    1.1.1 Khái niệm NSNN 6
    1.1.2 Bản chất và chức năng của NSNN 6
    1.1.3 Vai trò của NSNN 8
    1.2 Khái quát về Cân đối NSNN 9
    1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của Cân đối NSNN 9
    1.2.2 Vai trò của Cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường 10
    1.3 Các chỉ tiêu cấu thành Cân đối NSNN 13
    1.3.1 Thu NSNN 13
    1.3.2 Chi NSNN 15
    1.3.3 Tình trạng ngân sách Nhà nước - Bội chi ngân sách. 17
    1.4 Các quan điểm về cân đối NSNN 19
    1.4.1 Quan điểm ngân sách cân bằng 19
    1.4.2 Quan điểm ngân sách chu kỳ 19
    1.4.3 Quan điểm ngân sách thâm hụt 20
    1.4.4 Quan điểm về ngân sách duy nhất và hai ngân sách 20
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2010 22
    2.1 Thực trạng Cân đối NSNN của VN trong giai đoạn 2001-2010 22
    2.1.1 Thực trạng thu 22
    2.1.2 Thực trạng chi 30
    2.1.3 Thực trạng Cân bằng ngân sách trong giai đoạn 2001-2010 38
    2.2 Nhận xét về ưu nhược điểm của cân đối NSNN Việt Nam giai đoạn 2001-2010 43
    2.2.1 Ưu điểm: 43
    2.2.2 Nhược điểm: 44
    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 46
    3.1 Định hướng cân đối ngân sách giai đoạn 2011-2015 46
    3.2 Kiến nghị về cân đối NSNN trong giai đoạn 2011 – 2015 51
    3.3 Hoàn thiện cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 52
    3.3.1 Trong điều kiện bình thường 52
    3.3.2 Trong điều kiện lạm phát cao. 59






    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Đặc biệt trong xu thế kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề thu chi NSNN cần có một cơ cấu thu chi hợp lý hơn. Thu như thế nào để tận dụng được nguồn trong nước, không bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài bảo đảm nguồn thu ổn định. Và chi như thế nào để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, bảo đảm đời sống cho người dân, vừa không góp phần tăng lạm phát và đảm bảo chi trong giới hạn của thu. Đây là một vấn đề quan trọng mà nhiều quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam vẫn đang phải nghiên cứu và thực thi.
    Trong thời gian qua, thực trạng cân đối NSNN của Việt nam thường xuyên là bội chi với mức 6.9% GDP năm 2009 và 6.2% năm 2010. Điều này cũng tác động lại nền kinh tế làm cho lạm phát tăng, không đủ nguồn vốn đầu tư các hạng mục cơ bản, tăng nợ vay nước ngoài, làm cho chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ xung đột lẫn nhau, . Nhưng quan trọng hơn cả, nó là chỉ tiêu phản ánh an ninh tài chính quốc gia, ảnh hướng đến uy tín của một quốc gia trên trường quốc tế. Do vậy, để đảm bảo cân đối NSNN thì chính phủ các nước đã có những biện pháp như kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi tránh tình trạng thất thoát, chi sai, định hướng và dự toán thu chi hợp lý theo từng năm và tùy theo điều kiện phát triển kinh tế xã hội tại từng thời điểm.
    Đối với việt Nam, trong thời kỳ kinh tế mở như hiện nay thì việc cân đối thu chi lại càng quan trọng hơn nữa. Bởi có những khoản thu trong thời gian tới do hội nhập sẽ giảm thuế một số mặt hàng xuất nhập khẩu, do nguồn tài nguyên thiên nhiên là có hạn sẽ giảm dần. Còn chi thì sẽ tăng lên do nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội, chi đảm bảo an sinh cho người dân. Do vậy, nhóm chúng tôi đã chọn nghiên cứu về đề tài “Cân đối Ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” để hiểu rõ hơn về thực trạng trong thời gian gần đây của cân đối ngân sách cũng như đưa ra một số nhận xét, kiến nghị về việc hoàn thiện cân đối NSNN của Việt nam.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    - Về lý luận: tìm hiểu sâu hơn những khái niệm, lý luận có liên quan đến Cân đối NSNN trong nền kinh tế thị trường.
    - Về thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện Cân đối NSNN tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thu chi ngân sách nhà nước, biện pháp cân đối NSNN
    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong cân đối NSNN của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 và định hướng cho giai đoạn 2011-2015.
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp thảo luận nhóm. Các số liệu được sử dụng trong đề tài là nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn: các báo, tạp chí kinh tế, internet, các luận văn thạc sĩ
    6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
    Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Một số lý luận chung về Ngân sách nhà nước.
    Chương 2: Thực trạng cân đối ngân sách nhà nước của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 và định hướng cho giai đoạn 2011-2015
    Chương 3: Một số nhận định và kiến nghị nhằm hoàn thiện Cân đối ngân sách nhà nước của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...