Chuyên Đề SKKN mầm non

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I.MỞ ĐẦU

    Ngay từ thời xa xưa, các nhà giáo dục học đã biết tận dụng môi trường xung quanh, làm phương tiện giáo dục trẻ em. Khi nói tới lịch sử phát triển của vấn đề này, chúng ta không thể, không nhắc tới các nhà giáo dục học có tên tuổi trên thế giới như: Iohan Henrich Petxtalodi(1746-1827).Ông là nhà giáo dục nhân đạo-dân chủ người Thuỵ Sĩ.Trong cuốn “Sách dành cho các bà mẹ” , ngay ở chương đầu tiên, ông đã nhấn mạnh vai trò của thiên nhiên đối với sự phát triển năng lực trí tuệ và sự tồn tại của con người.Ông đã khuyên các bà mẹ thời ấy rằng, sự chăm sóc đầu tiên đối với đứa con mình là dạy nó biết quan sát các đối tượng xung quanh và tập nói.Cũng trong cuốn sách này, Pextalodi còn hướng dẫn các bà mẹ rất cụ thể về cách dạy trẻ cầm nắm, xem xét các đối tượng xung quanh, cũng như các phương pháp, biện pháp và hình thức dạy trẻ quan sát và tập nói.
    Còn ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ XX, vấn đề này đã được các nhà giáo dục Mầm non Việt Nam quan tâm, đến năm 60 thì các ý kiến mới bắt đầu trở thành lí luận tương đối rõ nét.Từ đây vấn đề được đặt ra trong chương trình giáo dục mầm non dưới tiêu đề”Nhận xét và tập nói”.Sau năm 1980 là lĩnh vực “ Tìm hiểu MTXQ và tập nói”ở trường mầm non lại được tách ra thành 2 lĩnh vực: “Làm quen với MTXQ” và “Phát triển ngôn ngữ”
    Ngày nay ở trường mầm non, lĩnh vực “ Làm quen MTXQ” đổi thành “Hoạt động khám phá” Đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng của bậc học mầm non.

    Ngay từ khi sinh ra và lớn lên trẻ đã được làm quen với thế giới xung quanh nhưng .Khi nghe nói đến “Trẻ mầm non Khám Phá Khoa Học”, mọi người đều rất ngạc nhiên và tự hỏi “Trẻ mầm non chứ có phải là học sinh cấp II, cấp III, đại học đâu mà khám phá khoa học?” Bản thân tôi lúc đầu cũng nghĩ như vậy nhưng sau khi tham khảo một số tài liệu nói về “khám phá khoa học” và dự giờ một vài hoạt động khoa học của đồng nghiệp , tôi tự đặt câu hỏi:”Tại sao mình không lấy những thí nghiệm từ các tài liệu cho trẻ lớp mình được hoạt động khám phá.Thông qua các thí nghiệm tự tay trẻ làm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng nhiều các giác quan trong cùng thời điểm vì vậy khả năng phát triển các giác quan sẽ tốt hơn như khả năng quan sát, khả năng phân tích so sánh, tổng hợp nhờ vậy cảm nhận của trẻ cũng nhanh nhạy, chính xác hơn, về các biểu biểu tượng , kết quả thu được trẻ ham thích học khám phá giờ học sinh động hấp dẫn trẻ nhớ bài lâu ,hiểu được sự vật, hiện tượng vừa quan sát có hệ thống. Chính vì tầm quan trọng đó tôi đã suy tôi đã suy nghĩ, câu hỏi đó cuối cùng tôi đã tìm ra một số hoạt động để tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải nghiệm và kết quả trẻ rất thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra.Tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm. Qua sự thành công này tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuối khám phá khoa học”
    - Đối tượng nghiên cứu :Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ khi khám phá khoa học ở trường mầm non Dục Tú.
    - Phạm vi nghiên cứu: Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi khu mầm non thôn Dục Tú3 .
    * Kế hoạch nghiên cứu:
    - Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng11 /2009 tìm hiểu lý luận và thực trạng.
    - Từ tháng 11/2009 đến tháng 3/2010. Tiến hành thực nghiệm tại nhóm lớp, trong trường mầm non Dục Tú.
    - Tháng 4 /2010 đánh giá kết quả thực nghiệm và trình bày và hoàn thiện sáng kiến
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...