Luận Văn Sinh viên Xã hội học với việc học thêm ngoại ngữ

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sinh viên Xã hội học với việc học thêm ngoại ngữ

    Mục lục


    Lời cảm ơn

    PHẦN MỞ ĐẦU

    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Mục tiêu nghiên cứu
    Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu
    Giả thuyết nghiên cứu

    Cơ sở lý luận

    Hệ khái niệm
    Các hướng tiếp cận lý thuyết

    Kết quả nghiên cứu

    1. Tổng quan tình hình học ngoại ngữ của sinh
    viên Xã hội học
    2. Nhận thức của sinh viên về vai trò của
    ngoại ngữ
    3. Thực trạng hoạt động học thêm ngoại ngữ
    của sinh viên Xã hội học
    3.1. Một số nhận xét và tương quan với
    sinh viên nói chung
    3.2. Mô tả hoạt động học thêm ngoại ngữ của
    sinh viên Xã hội học
    4. Ảnh hưởng của định hướng nghề nghiệp
    đối với việc học ngoại ngữ
    4.1. Định hướng nghề nghiệp của sinh viên
    Xã hội học
    4.2. Định hướng nghề nghiệp của sinh viên
    Xã hội học trong tương quan so sánh
    với sinh viên nói chung
    4.3. Định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng đến
    việc học ngoại ngữ
    5. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc học thêm
    ngoại ngữ của sinh viên

    Kết luận và khuyến nghị

    Tài liệu tham khảo


    PHẦN MỞ ĐẦU

    1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Thế kỉ 21 là thế kỉ của toàn cầu hoá, thế kỉ của sự giao lưu và hội nhập quốc tế. Việt Nam cũng hoà trong xu thế hội nhập của thế giới đồng thời với quá trình đổi mới toàn diện đất nước.Một nét nổi bật trong quá trình đổi mới là Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương đó đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực khác, chúng ta đang có những tiền đề để đưa đất nước chuyển sang thời kì mới, thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Chúng ta đang sống trong thời đại mà sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và nhu cầu thương mại, hợp tác quốc tế đang làm cho sự nhất thể hoá toàn cầu có nhiều khả năng trở thành hiện thực.Trong bối cảnh thời đại đó, mọi quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm tới mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ-những chủ nhân tương lai , người sẽ quyết định sự phát triển kinh tế –xã hội ở mỗi quốc gia.
    Khi đưa ra nhữnh tiêu chuẩn về giáo dục cho thế hệ trẻ đến năm 2000, các nhà giáo dục Mĩ và Tây Âu cho rằng một trong những điều kiện không thể thiếu là các cá nhân phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Điều này quả thực rất hợp lý bởi nếu không có ngoại ngữ làm phương tiện giao tiếp thì không thể nói đến chuyện giao lưu, học hỏi và hội nhập quốc tế.
    Đối với sinh viên, ở tầm vĩ mô, sự quan trọng của ngoại ngữ đối với họ cũng chính là đối với xã hội, bởi sinh viên chính là những người trong tương lai sẽ sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện để giao lưu, học hỏi, hội nhập và phát triển xã hội. Ở tầm vi mô, ngoại ngữ chính là vốn kiến thức quan trọng của mỗi cá nhân, là yếu tố không thể thiếu trong hành trang gia nhập thị trường việc làm.
    Đối với sinh viên Xã hội học nói riêng, ngoại ngữ còn là yếu tố quan trọng cần cho sự xâm nhập thực tế, vốn là một đòi hỏi đặc trưng của chuyên ngành này, đồng thời là phương tiện để mở mang kiến thức qua nguồn tài liệu nước ngoài vì tài liệu tiếng Việt còn ít. Hơn nữa trong thế kỉ 21 này , khi Xã hội học sẽ thực sự trở thành một ngành khoa học mũi nhọn tại Việt Nam, ngoại ngữ sẽ trở thành điều kiện quan trọng giúp các nhà Xã hội học trao đổi, học hỏi, mở mang tri thức từ những nền Xã hội học phát triển trên thế giới. Và ngay lúc này, khi sự thăng hoa của Xã hội học Việt Nam chưa trở thành hiện thực thì ngoại ngữ vẫn là một yếu tố không thể thiếu, thúc đẩy thời điểm ấy tiến lại gần hơn.
    Nhận thức được tầm quan trọng lớn lao của ngoại ngữ , các sinh viên Xã hội học đã quan tâm tới việc trau dồi trình độ ngoại ngữ của mình. Họ không chỉ tham gia học trong chương trình chính khoá của nhà trường mà còn đi học thêm nhằm củng cố và nâng cao trình độ . Tuy nhiên, liệu hoạt động học thêm ấy có thực sự đem lại hiệu quả mong muốn cho mọi sinh viên hay không ? Để đánh giá vấn đề này, tôi lựa chọn đề tài “Sinh viên Xã hội học với việc học thêm ngoại ngữ ”để nghiên cứu, nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng của hoạt động này, trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp giúp sinh viên định hướng tốt hơn trong việc sử dụng thời gian, công sức , tiền bạc để đạt được hiệu quả cao hơn.
    Trong phạm vi đề tài này, tôi không có điều kiện nghiên cứu toàn bộ sinh viên Xã hội học trên địa bàn Hà Nội mà chỉ có thể tập trung khảo sát sinh viên Xã hội học tại trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn.

    2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    2.1 Tìm hiểu thực trạng hoạt động học thêm ngoại ngữ của sinh viên
    Xã hội học.
    2.2 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động học thêm ngoại ngữ.
    2.3 Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp của sinh viên Xã hội học và tác động của nó đối với hoạt động học thêm ngoại ngữ trong sinh viên.

    3.ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

    3.1 Đối tượng nghiên cứu:
    Việc học thêm ngoại ngữ của sinh viên Xã hội học
    3.2 Khách thể nghiên cứu:
    Sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ tư, khoa Xã hội học, ĐHKHXH&NV
     
Đang tải...