Luận Văn Sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội với việc giữ gìn và phát huy nền văn hó

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Báo cáo tốt nghiệp


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 3
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài . 4
    4. Phương pháp nghiên cứu . 5
    5. Đối tượng nghiên cứu 5
    6. Cái mới của đề tài 6
    7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 6
    8. Kết cấu của đề tài 7
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG . 8
    1.1. Cơ sở triết học 8
    1.2. Quan niệm về nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc 13
    1.2.1. Khái niệm văn hoá 13
    1.2.2. Thế nào là một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc? 18
    Chương 2: VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI
    HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY
    NỀN VĂN HOÁ TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC 25
    2.1. Thực trạng của nền văn hoá Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện
    nay . 25
    2.2. Đặc điểm của thế hệ trẻ thanh niên sinh viên Việt Nam nói chung và sinh
    viên trường Đại học ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội nói riêng 34
    2.3. Nhiệm vụ của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà
    Nội với việc xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc . 39
    KẾT LUẬN 48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 49


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Văn hóa là tài sản tinh thần chung của dân tộc, là yếu tố đặc biệt trong
    sự gắn kết cộng đồng thành một khối thống nhất. Đồng chí Phạm Văn Đồng
    khẳng định: “văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó
    làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết
    bao sóng gió và thác ghềnh, tưởng chừng như không thể vượt qua được, để
    không ngừng phát triển và lớn mạnh” [14; 16]. Văn hóa là động lực của sự
    phát triển, nó luôn mang tính chủ động, có khả năng đi trước, vừa là nhân tố
    khởi xướng đổi mới đồng thời cũng là nơi tiếp nhận thành quả của đổi mới.
    Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao gồm nhiều lĩnh vực và hình
    thức biểu hiện khác nhau được chắt lọc và trải dài trong lịch sử. Dân tộc nào
    cũng đều có bản sắc văn hóa, nó là cái đơn nhất làm nên sức sống, sự trường
    tồn của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để hội
    nhập và phát triển, các thành viên của cộng đồng dân tộc bên cạnh xu hướng
    giữ gìn, bảo tồn những di sản văn hóa của riêng mình, tiếp thu những giá trị
    văn minh chung của nhân loại thì đang có xu hướng đánh mất đi cái bản sắc
    vốn có của dân tộc. Đây là một nguy cơ, một thách thức khó khăn cho hầu hết
    các dân tộc trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam, nhất là khi chúng ta
    đang xây dựng nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu hợp tác quốc tế. Giữ
    gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh
    hiện nay là một việc làm cần thiết của mỗi người dân, các cấp ngành, Đảng
    và Nhà nước. Nó cần được con người tự giác ý thức một cách rõ ràng về trách
    nhiệm và hành động của mình. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ thanh niên, sinh
    viên - đội ngũ đại diện cho tương lai của đất nước rất thông minh, năng động
    và cũng đầy nhiệt huyết. Họ là những người thích học hỏi và luôn hăng hái
    với những cái mới lạ bên ngoài, nhưng đây cũng chính là đối tượng dễ bị
    lãng quên với những truyền thống văn hóa của dân tộc, nhất là sinh viên
    Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội, những người đang
    trực tiếp học tập, nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa của các nước trên thế
    giới. Với lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Sinh viên Trường Đại học Ngoại
    ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội với việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa
    tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Nghiên cứu văn hoá Việt Nam là mảng đề tài rất rộng, đã được nhiều
    nhà nghiên cứu tìm hiểu dưới những cách tiếp cận khác nhau trong các tác
    phẩm khác nhau. Chẳng hạn, cuốn “Văn hoá mới Việt Nam, sự thống nhất và
    đa dạng” của Đỗ Huy, “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính, “Về các giá
    trị dân tộc” của Văn Quân, “Cội nguồn và bản săc văn hoá dân tộc Việt
    Nam” của tác giả Thanh Lê, hay “Văn hoá truyền thống dân tộc với việc giáo
    dục thế hệ trẻ” của Nguyễn Hồng Hà. Giáo sư Phạm Xuân Nam với “Văn hoá
    vì phát triển”, Trường Lưu với “Chủ nghĩa nhân văn và văn hoá dân tộc”, hay
    tác giả Nguyễn Huy Hoàng với tác phẩm “Mấy vấn đề triết học văn hoá”
    vv Ở mỗi phương diện nghiên cứu, nhìn nhận, các tác giả đều đã ít nhiều
    nêu lên nội dung và giá trị của nền văn hoá, cũng đã đề cập ít nhiều đến việc
    giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Song, nghiên cứu việc giữ gìn và
    phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ góc độ
    triết học, đặc biệt là vấn đề giữ gìn và phát huy nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
    bản sắc dân tộc ở một trường đại học cụ thể thì cho đến nay vẫn còn là
    khoảng trống. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi, trong khẳ năng nhất định
    mong được lấp dần khoảng trống đó để có thể hiểu sâu hơn, thấy được những
    trách nhiệm của thế hệ trẻ thanh niên, sinh viên, đặc biệt là sinh viên Trường
    Đại học Ngoại ngữ trong việc giữ gìn và phát huy nền văn hoá tiên tiến, đậm
    đà bản sắc dân tộc.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    Mục đích của đề tài là nghiên cứu về một cách có hệ thống về quy luật
    phủ định của phủ định trong triết học Mác - Lênin, từ đó vận dụng quy luật
    này vào nghiên cứu văn hóa và vai trò của thế hệ trẻ thanh niên, sinh viên với
    việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong
    bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

    Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ
    sau đây:

    - Làm rõ các khái niệm:

    + Phủ định, phủ định biện chứng và các đặc trưng cơ bản của phủ định
    biện chứng.

    + Văn hóa và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

    - Trình bày:

    + Thực trạng của nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
    hiện nay.

    + Đặc điểm của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

    + Nhiệm vụ của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc
    gia Hà Nội với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đó là sự kết
    hợp giữa các quan điểm nhận thức khoa học như quan điểm toàn diện, quan
    điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể và quan điểm khách quan của sự
    xem xét cùng với các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp,
    diễn dịch, quy nạp, so sánh và một số phương pháp hỗ trợ khác.

    5. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề giữ gìn và phát huy nền văn
    hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa
    hiện nay từ góc nhìn triết học.

    6. Cái mới của đề tài

    Từ góc nhìn triết học, đề tài chỉ ra được thực chất của việc xây dựng
    nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một quá trình phủ
    định biện chứng và vai trò của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học
    quốc gia Hà nội với việc xây dựng nền văn hóa đó trong bối cảnh toàn cầu
    hóa hiện nay.

    7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

    - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu về văn hóa và vai trò của văn hóa đối
    với sự phát triển là một việc làm có ý nghĩa lý luận to lớn. Nó trực tiếp góp
    phần khẳng định những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam, từ đó
    nhắc nhở chúng ta cần phải có ý thức tự giác và trách nhiệm trong việc bảo
    tồn và phát huy những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc.

    - Ý nghĩa thực tiễn: Triết học là một môn khoa học vốn được coi là rất
    khó và khô khan. Giảng dạy triết học như thế nào để sinh viên có thể cảm thụ
    được đó là một môn học bổ ích, thiết thực, rất gần gũi với cuộc sống hàng
    ngày, và điều quan trọng là người học phải biết vận dụng kiến thức đã học
    vào hoạt động thực tiễn thì quả không phải là một việc đơn giản, dễ dàng. Vì
    vậy, thông qua việc giảng dạy quy luật phủ định của phủ định trong chương
    trình môn triết học để cung cấp và trang bị cho sinh viên một lập trường thế
    giới quan và một phương pháp luận khoa học giúp sinh viên có một một thái
    đúng đắn trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là
    một việc làm thiết thực, bổ ích và đạt hiệu quả giáo dục cao.

    Kết quả nghiên cứu của đề tài còn cung cấp tài liệu tham khảo cho
    đồng nghiệp và sinh viên trong quá trình giảng dạy và học tập môn triết học
    Mác - Lênin tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
    8. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liều tham khảo, đề tài
    gồm có 2 chương và 5 tiết.

    Chương 1: Những vấn đề lý luận chung



    1.1.







    1.2.


    Cơ sở triết học

    1.1.1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng

    1.1.2. Đặc trưng của phủ định biện chứng

    Quan niệm về nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc



    1.2.1. Khái niệm văn hóa

    1.2.2. Thế nào là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc



    Chương 2: Vai trò của sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ -
    Đại học Quốc gia Hà Nội với việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa
    tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

    2.1. Thực trạng của nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
    hiện nay

    2.2. Đặc điểm của thế hệ trẻ thanh niên - sinh viên nói chung và sinh viên
    Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng

    2.3. Nhiệm vụ của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc
    gia Hà Nội với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

    Chương 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG


    1.1. Cơ sở triết học

    * Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng

    Trong đời sống thường ngày, khái niệm phủ định thường được biểu hiện
    bằng từ “không”, phủ định có nghĩa là không, bác bỏ một cái gì đó. Còn theo
    triết học, trong thế giới vật chất, mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình sinh
    ra, tồn tại rồi lại mất đi và được thay thế bằng sự vật khác. Quá trình thay thế
    cái cũ bằng cái mới gọi là phủ định. Mỗi sự vật, hiện tượng lại có những hình
    thức phủ định khác nhau. Có sự vật trong quá trình thay thế sẽ làm phá huỷ,
    thủ tiêu sự vật, nhưng cũng có những sự vật thì thông qua phủ định mà tạo
    điều kiện cho sự sinh sôi, nảy nở của nó. Tính phổ biến chung của quá trình
    phủ định diễn ra trong tự nhiên, cũng như trong xã hội là phủ định làm mất đi
    cái cũ và xuất hiện cái mới tiến bộ hơn. Sự phủ định như vậy là hình thức giải
    quyết những mâu thuẫn nội tại của bản thân sự vật bị phủ định. Phủ định là
    mắt khâu tất yếu của bất kỳ sự phát triển nào. Vì thế khái niệm phủ định trong
    triết học có ý nghĩa sâu sắc hơn so với cách sử dụng trong đời thường. Để đặc
    trưng cho điều đó, các nhà mác- xít đưa ra khái niệm phủ định biện chứng.

    Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển,
    là mắt khâu trên con đường dẫn đến sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với
    cái bị phủ định.

    Phủ định biện chứng không bao hàm mọi sự phủ định nói chung, nó chỉ
    bao hàm những phủ định là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong
    của sự vật, tạo ra bước nhảy về chất, tạo tiền đề, điều kiện cho sự phát triển,
    cái mới ra đời thay thế cái cũ.

    Phủ định biện chứng có hai đặc trưng cơ bản sau đây: thứ nhất, nó
    mang tính khách quan, là điều kiện của sự phát triển; thứ hai, nó mang tính kế
    thừa, là nhân tố lien hệ giữa cái cũ và cái mới.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO




    1.


    2.
    3.


    4.


    5.





    6.
    7.
    8.
    9.



    Dương Thu Ái - Nguyễn Kim Hanh (sưu tầm và dịch): "Giáo dục truyền
    thống văn hóa gia đình cổ xưa", Nxb Văn hóa thông tin, HN, 2004.
    Hứa Văn Ân và nhiều tác giả: "Truyền thống tôn sư trọng đạo", Nxb trẻ, 2001.
    Toan Ánh "Tìm hiểu phong tục Việt Nam nếp cũ tiết - lễ - hội hè", Nxb
    Thanh niên, HN, 1992.
    Ban TTVHTW: "Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu quán triệt
    NQHN lần thứ 5 BCHTW Đảng khóa 8", Nxb CTQG, HN, 1998.
    Bộ văn hóa thông tin: "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
    tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực tiễn và giải pháp", Văn phòng Bộ
    văn hóa thông tin, Báo VH, Tạp chí VH - NT, HN, 1999.
    Phan Kế Bính - "Việt Nam phong tục", Nxb TPHCM, 2004.
    Huy Cận "Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc", Nxb CTQG, HN, 1994
    Đàm Đại Chính "Văn hóa tính dục và pháp luật", Nxb Thế giới, HN, 2005.
    Trương Chính Đặng Đức Siêu: "Sổ tay văn hóa VN", Nxb Văn hóa, HN, 1978.


    10. Chisan Koho (TS. Lí Kim Hoa biên dịch): "Một nét đặc sắc của văn hóa
    phương Đông", Nxb Tp Hồ Chí Minh, 2001.
    11. TS. Nguyễn Viết Chức - "Xây dựng tư tưởng đạo đức lối sống và đời
    sống văn hóa ở thủ đô HN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa đất nước", Viện văn hóa, Nxb Văn hóa - thông tin, HN, 2001.
    12. Nguyễn Đức Đàn - "Với văn hóa nghệ thuật (tập tiểu luận)", NXB. Văn
    hóa dân tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, HN, 2000.
    13. GS.Phạm Đại Doãn - "Mấy vấn đề văn hóa làng xã VN trong lịch sử",
    Nxb CTQG, HN, 2004
    14. Phạm Văn Đồng – “Văn hóa và đổi mới", Nxb CTQG, HN, 1995
    15. PGS.TS. Thành Duy - "TT Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con
    người VN phát triển toàn diện", Nxb CTQG, HN, 200.
    16. Éc - hác Dôn - "Giá trị cuộc sống, giá trị văn hóa", Nxb Sách giáo khoa
    Mác - Lênin, HN, 1987.
    17. Học viện CTQG HCM: "Văn hóa XHCN", Nxb CTQG, H, 1994
    18. Nguyễn Hồng Hà - "VH truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế hệ
    trẻ", Viện VH, Nxb VHTT, HN, 2001.
    19. PGS.TS. Lê Như Hoa - "Bản lĩnh văn hóa Việt Nam, một hướng tiếp
    cận", Nxb Văn hóa thông tin, HN, 1998.
    20. GS.Nguyễn Khắc Hoạch - "Xây dựng và phát triển văn hóa giáo dục”,
    Nxb Lửa thiêng, Sài Gòn, 1970
    21. Đỗ Huy (Chủ biên): "Văn hóa mới VN, sự thống nhất và đa dạng", Nxb
    KHXH, HN, 1996
    22. Nguyễn Văn Huyên - "Văn minh Việt Nam", Nxb Hội nhà văn, 2005.
    23. Phan Khanh - "Cuộc sống hiện đại và văn hóa cội nguồn", Nxb Văn hóa
    thông tin, HN, 1995.
    24. Vũ Ngọc Khánh Chủ biên: "Làng văn hóa cổ truyền VN", Nxb Thanh
    niên, HN, 2001.
    25. GS. Vũ Khiêu, GS, Phạm Xuân Nam, GS. Hoàng Trinh: "Phương pháp
    luận về vai trò của văn hóa trong phát triển", Nxb KHXH, HN, 1993.
    26. Thanh Lê - "Cội nguồn và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam", Nxb
    Khoa học xã hội, HN, 2004.
    27. Lênin - "Về văn hóa dân tộc và văn hóa vô sản XHCN". Nxb Văn hóa
    dân tộc, Hà Nội, 1987.
    28. Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ Maxcơva, 1980 tập 26.
    29. Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ Maxcơva, 1981 tập 29
    30. Trương Lưu (Chủ biên): "Văn hóa và phát triển", Nxb VHTT, HN, 1995
    31. Trường Lưu - "Chủ nghĩa nhân văn và văn hóa dân tộc", Nxb Văn hóa
    thông tin, HN, 1996.
    32. Hồ Chí Minh - "Về xây dựng con người mới", Nxb CTQG, HN, 1995
    33. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb CTQG.
    34. GS. Phạm Xuân Nam - "Văn hóa và phát triển", Nxb CTQG, HN, 1998.
    35. Đông Phong - "Về nguồn VH cổ truyền VN", Nxb Mũi Cà Mau, 1998.
    36. GS.Nguyễn Hồng Phong - "VH chính trị VN, truyền thống và hiện đại",
    Nxb VHTT, 1998.
    37. Văn Quân - "Về các giá trị dân tộc", Nxb VH dân tộc, 1995
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...