Tài liệu Sinh viên đánh giá giảng viên - nguồn thông tin quan trọng trong quy trình đánh giá giảng viên

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sinh viên đánh giá giảng viên - nguồn thông tin quan trọng
    trong quy trình đánh giá giảng viên








    Tóm tắt. Một hoạt động trong toàn bộ hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học là: sinh viên đánh giá giảng viên. Sinh viên đánh giá giảng viên đã có những bước phát triển mạnh mẽ mang tính tổng hợp và toàn diện ở các nước phát triển. Theo sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân: “Từ năm nay, sinh viên được quyền đánh giá thầy”. Để việc đánh giá giảng viên sớm được thực hiện một cách khoa học, có hiệu quả trong các trường đại học ở nước ta, bài viết nêu nên cơ sở của việc sinh viên đánh giá giảng viên nhằm góp phần xây dựng luận cứ cho quy trình đánh giá giảng viên trong thời gian tới.







    1. Đặt vấn đề


    Những chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ trong việc đổi mới giáo dục đại học đã mang lại những kết quả quan trọng và tạo ra những thách thức chủ yếu cho sự đổi mới hoạt động quản lý giảng viên đại học, nguồn lực quan trọng nhất trong hệ thống đảm bảo chất lượng của một cơ sở đào tạo đại học. Các trường đại học hiện nay tập trung vào những vấn đề then chốt là phát triển và đánh giá giảng viên, một vấn đề có tính thời sự liên quan toàn diện tới việc nâng cao chất lượng các sản phẩm đầu ra - nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớc [1].
    Hầu hết ở các quốc gia phát triển, sự đánh giá chất lượng giáo dục đại học nói chung và




































































    đánh giá đội ngũ giảng viên nói riêng rất
    được coi trọng, do đó việc đầu tư nhân lực và vật lực cho hoạt động này được quan tâm thường xuyên. Mối quan tâm đến chất lượng là kết quả trực tiếp của sự gia tăng mối quan tâm được các Chính phủ biểu lộ với tính cạnh tranh quốc tế trong các nền kinh tế dựa trên sức mạnh của các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Do đó, với quan điểm luôn luôn thích ứng trong đào tạo và nghiên cứu, các trường đại học thấy được sự cần thiết hình thành các phương pháp có hệ thống và phản hồi thường xuyên về hiệu suất của giảng viên trường đại học, nguồn lực quan trọng nhất của họ [2].
    Các trường đại học trên thế giới, đặc biệt ở những nước có nền giáo dục đại học tự chủ cao, có một truyền thống lâu năm về đánh giá giảng viên thông qua cả cơ chế chính thức và không chính thức. Trước kia sự phát triển nghề nghiệp của giảng viên được xem là






    trách nhiệm cá nhân, thì hiện nay phát triển
    nghề nghiệp đang trở thành trách nhiệm có tính qui hoạch của trường đại học.
    Giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục
    đại học nói riêng, hoạt động của giảng viên (CBGD) trong nhà trường cũng thường được đánh giá thể hiện qua các đợt sơ kết học kỳ, tổng kết năm học. Và để đánh dấu những mốc đó các nhà quản lý dùng các danh hiệu như Chiến sĩ thi đua các cấp, Giảng viên giỏi v.v với các tiêu chí định tính hoặc định lượng tuỳ theo mỗi giai đoạn. Tuy nhiên các kiểu đánh giá này cũng chỉ mang tính “tổng kết” và đôi khi cũng để lại những dấu ấn tiêu cực, như sự không hài lòng về tính khách quan của sự đánh giá, sự thờ ơ với các danh hiệu thi đua khen thưởng v.v
    Hoạt động của giảng viên trong trường đại học cũng như bất kỳ một công việc chuyên môn nào khác, chịu áp lực của hai loại lợi ích: lợi ích cá nhân và lợi ích của tập thể. Giảng viên đại học là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được xã hội, nhà trường, sinh viên tôn vinh và kính trọng, đồng thời tạo mọi điều kiện để họ học tập, tu dưỡng và thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Mặt khác, xã hội, nhà trường, sinh viên cũng đòi hỏi giảng viên có tinh thần trách nhiệm cao, toàn tâm toàn ý với công việc của họ. Chính vì vậy việc đánh giá giảng viên cũng phải nhằm ủng hộ, thúc đẩy cho sự phát triển của cá nhân họ, đồng thời cũng phải giúp cho sự tiến bộ của nhà trường.
    Đánh giá trong giáo dục về cơ bản là một hoạt động mang tính xã hội, có tầm quan trọng hàng đầu đối với vấn đề chất lượng. Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận rằng việc đánh giá thường xuyên có tác động tích cực tới việc nâng cao không ngừng chất lượng của quá trình dạy và học. Do chất lượng là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là

    những người có liên quan trực tiếp tới hoạt
    động giảng dạy, giảng viên trở thành những người đóng vai trò chủ chốt trong việc đánh giá công việc của chính họ. Vấn đề là làm sao cho giảng viên tham gia vào việc đánh giá một cách hợp lý và có hiệu quả, trong đó họ vừa là người được đánh giá vừa là người hỗ trợ cho việc đánh giá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...