Tiểu Luận Sinh thái công nghiệp

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Sinh thái công nghiệp​
    Information
    MỤC LỤC
    PHẦN I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    PHẦN II. NỘI DUNG 2
    2.1. Tổng quan về sinh thái công nghiệp 2
    2.1.1. Khái niệm 2
    2.1.2. Hệ sinh thái công nghiệp 3
    2.1.3. Quá trình trao đổi chất trong hệ STCN 4
    2.2. Xây dựng khu công nghiệp sinh thái 8
    2.2.1. Khái niệm KCNST 8
    2.2.2. Mục tiêu của KCNST 9
    2.2.3. Nguyên tắc xây dựng KCNST 9
    2.2.4. Yêu cầu đối với KCNST 10
    2.2.5. Các tiêu chí của khu công nghiệp sinh thái 11
    2.2.6. Lợi ích của việc phát triển KCNST 11
    2.3. Kinh nghiệm xây dựng KCNST từ các nước có nền CN phát triển 13
    2.3.1. Đan Mạch, KCNST Kalundborg 13
    2.3.2. Khu Công Nghiệp Sinh Thái Burnside, Nova Scotia, Canada 16
    2.3.3. Thái Lan 17
    2.3.4. Công ty Powerday, London (Anh) 18
    2.3.5. KCNST ở Quảng Đông, Trung Quốc 18
    2.4. Khả năng ứng dụng mô hình KCNST ở Việt Nam 19
    2.4.1. Tình hình phát triển các khu công nghiệp ở nước ta 19
    2.4.2. Cơ hội và thách thức trong việc áp dụng mô hình KCNST 21
    2.4.3. Xây dựng KCN mới 23
    2.4.4. Triển vọng xây dựng KCNST ở Việt Nam 26
    PHẦN 3: KẾT LUẬN 30
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

    LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của công nghiệp xã hội, trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Vậy, muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng nói trên nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá.
    Công nghiệp hoá là một việc cần thiết đi đôi với việc xoá đói giảm nghèo, cùng với việc nâng cao mức sống của người dân.
    Công cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII ở Châu Âu đã có sự tác động tới toàn cầu, với sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đã đưa đến quá trình công nghiệp hoá trên toàn thế giới với các quá trình cơ khí hoá nông nghiệp, cơ giới hoá và đô thị hoá. Công nghiệp là động lực của sự phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Những thành tựu của kỹ thuật mới như người máy, máy vi tính, ô tô, vi điện tử, laze, công nghệ thông tin, nguyên liệu mới và công nghệ sinh học đã cung cấp cơ sở và động lực cho sự hiện đại hoá nền công nghiệp truyền thống. Tái sử dụng chất thải công nghiệp, sử dụng hiệu quả năng lượng và thay thế một số loại nguyên vật liệu là xu hướng nổi bật trong lĩnh vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá [1].
    Mặc dù có các tiến bộ quan trọng như vậy nhưng đồng thời công nghiệp hoá lại đưa đến những mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn kinh tế giữa người với người, mâu thuẫn sinh thái học giữa con người với thiên nhiên. Chính những mâu thuẫn này đã phá hoại môi trường sống của chúng ta, nó làm ô nhiễm đất, nước, không khí, gây ra tiếng ồn, mưa axit, hoang mạc hoá, sự ấm lên toàn cầu và phá huỷ tầng ozôn
    Vậy làm thế nào vừa tiến hành công nghiệp hoá để phát triển kinh tế mà không gây những ảnh hưởng xấu đến môi trường, đó là một vấn đề được cả thế giới quan tâm nhằm tìm ra một câu trả lời thích hợp nhất. Một trong những câu trả lời của bài toán hóc búa này chính là xây dựng khu công nghiệp sinh thái. Vậy công nghiệp sinh thái là gì? Nó có những ưu điểm gì? Việt Nam và các nước trên Thế giới đã xây dụng khu công nghiệp sinh thái như thế nào ?Dựa trên những cơ sở đó tôi đã chọn đề tài: “Công nghiệp sinh thái” làm đề tài tiểu luận của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...