Luận Văn Sinh sản tôm sú bằng nguồn nước có độ mặn cao pha đấu

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: SINH SẢN TÔM SÚ BẰNG NGUỒN NƯỚC CÓ ĐỘ MẶN CAO PHA ĐẤU


    Thế mạnh lớn nhất của tỉnh Cà Mau là Thủy sản, năm 1999 đạt lượng đánh bắt và nuôi trồng là 178.000 tấn (trong đó 26.000 tấn tôm nuôi, kim ngạch xuất khẩu là 145,2 triệu USD (Nguồn Sở Thủy sản Cà Mau 1999). Song song với việc chủ trương điều chỉnh quy hoạch và chuyển đổi sản xuất của UBND tỉnh Cà Mau thì diện tích nuôi tôm dự kiến đạt 150.000 ha đến năm 2005. Với diện tích này thì nhu cầu con giống cho tỉnh Cà Mau từ 2001 – 2005 là 5 – 8 tỷ Pl15. Theo thống kê, hiện nay có 354 trại giống và hằng năm cung cấp khỏang 2,5 tỷ con giống (Sở Thủy sản Cà Mau năm 2000) nhưng chỉ đáp ứng 50% nhu cầu của toàn tỉnh, phần còn lại phải đi nhập từ các tỉnh khác. Nguồn giống tại địa phương với ưu điểm nhất định như: đã được thuần dưỡng thích nghi với điều kiện tự nhiên, tôm khỏe mạnh do không phải vận chuyển xa đã phần nào được gười nuôi ưa chuộng hơn nguồn giống nập tỉnh. Tuy nhiên, đa số các trại giống tại địa phương chỉ họat động và cung cấp con giống tập trung vào mùa khô khi độ mặn ổn đinh và thích hợp cho sản xuất giống. Vào mùa mưa, do độ mặn ở khu vực khá thấp và luôn biến động cho nên hầu hết các trại đều ngưng sản xuất trong khi nhu cầu về con giống vào mùa này cũng khá lớn. Xuất phát từ tình hình trên, nhằm mục tiêu tìm kiếm các biện pháp kỹ thuật sinh sản nhân tạo và cung cấp một phần nhu cầu con giống cho các nông hộ nuôi tôm thịt trong mùa mưa. Được sự đồng ý của UBND tỉnh Cà Mau và các nghành hữu quan, Lâm Ngư trường Công ích Kiến Vàng phối hợp với Trung Tâm Khuyến Ngư Cà Mau tiến hành dự án: “Sinh sản tôm sú bằng nguồn nước có độ mặn cao, pha đấu” trong mùa mưa tại tỉnh Cà Mau.
     
Đang tải...