Luận Văn Sinh kế tộc người trong quá trình hội nhập và phát triển – nghiên cứu trường hợp người Dao đỏ ở Tả P

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Sinh kế là hoạt động tất yếu của con người để tồn tại, là cách thức con người tác động vào tự nhiên , môi trường để tạo ra của cải vật chất đảm bảo cuộc sống mưu sinh. Tuy nhiên sinh kế của mỗi tộc người khác nhau không hoàn toàn giống nhau, trong một nước sinh kế tộc người thể hiện trình độ phát triển của quốc gia đó.
    Nước ta là nước đang phát triển, tỉ lệ nghèo đói còn khá cao nhất là các dân tộc thiểu số phân bố tới 3/4 diện tích lãnh thổ, ở vùng xa xôi hẻo lánh. Các chiến lược ổn định phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của nước ta trong đó có vấn đề sinh kế tộc người luôn được Đảng đặt lên hàng đầu. Thực tế cho thấy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền núi trong mấy chục năm qua là thành tựu thực hiện của chính sách dân tộc.
    Thực trạng các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay đang ngày càng phát triển, khẳng định mục tiêu mà Đảng ta hướng tới và con đường Đảng đã lựa chọn cho các dân tộc thiểu số là hết sức đúng đắn.
    Để thực hiện mục tiêu xã hội nhanh chóng xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội. Đảng đã áp dụng nhiều chính sách mang tầm chiến lược đối với vùng miền núi và dân tộc thiểu số. Nhưng thực tế một số chương trình chính sách do còn thiếu tính lí luận và thực tiễn nên chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy nghiên cứu một cách cơ bản các vấn đề kinh tế - xã hội của các dân tộc trong quá trình chuyển đổi hiện nay là rất cấp thiết.
    Trong những năm gần đây cùng với công nghiệp hóa – hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa và phát triển du lịch đang được đẩy mạnh ở miền núi có nhiều tiềm năng và các dân tộc thiểu số. Vì vậy không tránh khỏi những tác động tới giá trị văn hóa, xã hội và sinh kế của các dân tộc nơi đây. Trên cơ sở thực tế đó tôi đã chọn sinh kế của tộc người trong quá trình hội nhập và phát triển để tìm hiểu và nghiên cứu.
    Những vấn đề mà tôi trình bày trong khóa luận là kết quả một tháng nghiên cứu thực địa tại cộng đồng người Dao đỏ ở Tả Phìn – Sa Pa – Lào Cai. Qua đó đưa ra cái nhìn khái quát nhất về bức tranh sinh kế của người Dao đỏ ở Tả phìn nói riêng và Sa Pa nói chung trong quá trình phát triển và hội nhập hiện nay. Đặc biệt dưới tác động của du lịch thì những sinh kế mới nào được cộng đồng Dao đỏ xác lập và tiếp nhận. Nó có tác động như thế nào đến đời sống, văn hóa, xã hội của người Dao, tạo ra những cơ hội, thách thức gì cho người dân địa phương phát triển kinh tế - xã hội.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Vấn đề sinh kế tộc người từ trước tới nay đã là tâm điểm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học : Kinh tế học, xã hội học, lịch sử, triết học .được nhìn nhận dưới khía cạnh hoạt động kinh tế của tộc người, là công trình của các tổ chức, cá nhân, các nhà hoạch định chính sách. Những nghiên cứu này được đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành, luận văn, luận án cũng như các sách chuyên ngành mang tính lí luận : Bế Viết Đẳng với “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi” (1996), hay như “Nghiên cứu về định canh, định cư ở Việt Nam” của tổ chức Quốc tế Anh DFID Các nghiên cứu này đã nêu lên được thực trạng kinh tế của các tộc người thiểu số, sản xuất và sinh kế của các dân tộc trong thời kì chuyển từ du canh du cư sang cuộc sống ổn định.
    Tuy nhiên không có một phông chung khi nghiên cứu bức tranh sinh kế tộc người. Mỗi nhóm tài liệu lại có cái nhìn riêng về hoạt động kinh tế của các dân tộc.
    Các nhà hoạch định chính sách chủ yếu tập trung nghiên cứu để nhằm mục tiêu vạch ra các chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc.
    Các nhà kinh tế lại nhìn hoạt động kinh tế của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tình trạng kém phát triển, còn lạc hậu.Vì vậy cần đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật, cũng như đầu tư các giống mới chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng suất. Cũng như chú ý phát triển kinh tế hàng hóa ở miền núi gắn với chiến lược con người.
    Một số tổ chức và các cá nhân nghiên cứu tình hình kinh tế của các dân tộc miền núi để đầu tư nhằm khai thác tiềm năng đem lại lợi nhuận.
    Như vậy, vấn đề này đã được phản ánh một cách khái quát trong từng nhóm dân tộc, tập trung trong các tài liệu nghiên cứu khá phong phú.
    Người Dao ở nước ta đứng vào hàng thứ 6 so với các dân tộc thiểu số ở Miền Bắc, sinh kế của người Dao được phản ánh dưới khía cạnh các hình thái kinh tế bao gồm nông nghiệp, kinh tế phụ gia đình, mua bán và trao đổi hàng hóa. Nhưng chủ yếu là hoạt động sinh kế truyền thống như trong bài “Tri thức địa phương trong sử dụng thuốc nam của người Dao đỏ” của tác giả Trần Thị Hồng Hạnh đăng trên tạp chí Dân tộc học số 5 (2002), đề cập tập quán lên rừng lấy thuốc nam về chữa bệnh cho gia đình cũng như cho cộng đồng làng bản, là tập quán có từ lâu đời của tổ tiên người Dao. Nhưng nay trong quá trình chịu sự tác động của du lịch hiện nay lấy thuốc nam để bán cho khách du lịch thành phổ biến, trở thành một nghề kiếm thêm thu nhập thì chưa nghiên cứu nào đề cập tới.
    Gần đây nhất nghiên cứu của Phạm Thị Mộng Hoa và Lâm Thị Mai Lan về “Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sa Pa” cũng đề cập tới khía cạnh những tác động kinh tế - xã hội của du lịch đối với dân tộc thiểu số ở Sa Pa trong đó có cả đối tượng là người Dao đỏ ở Tả Phìn. Ngoài ra, cũng phải kể tới luận văn “Tác động của du lịch lên đời sống một số tộc người ở Sa Pa Lào Cai” của Trần Thị Huệ (2004). Trong trường hợp này các dân tộc thiểu số đều bị đặt vào vị trí là khách thể bị động trước làn sóng du lịch, mới nảy sinh những sinh kế này, chứ chưa đề cập mặt chủ thể mà chính dân tộc đó chủ động tham gia vào hoạt động kinh doanh hay tiếp cận thị trường, tự kiếm cơ hội và sinh kế mới để phát triển nên đây cũng là khoảng trống còn để ngỏ cần phải được quan tâm nghiên cứu.
    Khi đề cập tới Sinh kế một tộc người cụ thể, mới chỉ có nghiên cứu của tác giả Trần Mai An với “Sinh kế người Cơ Tu : Khả năng tiếp cận và cơ hội nghiên cứu trường hợp ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế” (2006) và “Sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người Tà Ôi (Pacoh) ở thôn Phú Thượng, xã Phú Vinh, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế trong bối cảnh hiện nay” (2004) của Nguyễn Xuân Hồng. Tuy vậy các nghiên cứu trên cũng đã giúp tôi bước đầu định hướng được cách tiếp cận khi nghiên cứu “Sinh kế của người Dao trong quá trình hội nhập và phát triển – trường hợp người Dao đỏ ở Tả Phìn (Sa Pa)” để thấy được những đổi mới trong bức tranh sinh kế truyền thống , cũng như sự góp mặt của sinh kế mới mà người Dao đỏ ở Tả phìn nói riêng và người Dao ở Sa Pa nói chung là hết sức phổ biến, nằm trong quy luật của sự phát triển.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Trong những năm gần đây, kể từ khi người Dao đỏ ở Tả Phìn có thêm nguồn thu nhập từ du lịch bổ sung thêm vào bức tranh sinh kế truyền thống, đời sống dường như được cải thiện rất nhiều, từ sinh kế thuần nông nay thêm sinh kế dịch vụ cho thấy chuyển biến đáng kể, tích cực. Nên người Dao đỏ ở Tả Phìn – Sa Pa là chủ thể, là đối tượng tập trung nghiên cứu của tôi, để có cái nhìn toàn diện và giải đáp các vấn đề cụ thể sau :
    + Những biến đổi bức tranh sinh kế truyền thống của Người Dao đỏ diễn ra như thế nào?
    + Sinh kế mới mà người Dao tìm kiếm và xác lập là dựa trên tiền đề nào? Nó đã được tiếp nhận theo chiều hướng nào, bằng cách nào?
    + Những hệ quả của quá trình chuyển đổi sinh kế ra sao, đặt ra cơ hội và thách thức gì mà tộc người phải đối diện để phát triển kinh tế - xã hội hiện nay?
    Những kết quả nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi một xã – Tả Phìn (Sa Pa).
    4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
    Ngoài việc thu thập và sử lí các nguồn tài liệu thành văn và không thành văn về tộc người Dao đỏ, các bài báo, tài liệu, sách, công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Tôi cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản của Dân tộc học – Nhân học đó là điền dã Dân tộc học bao gồm :
    + Phương pháp điều tra thu thập thông tin từ các hộ gia đình bằng bảng hỏi, các hộ có thành viên tham gia hoạt động du lịch và thu nhập từ sinh kế mới.Một số tổ chức, nhóm xã hội ở địa phương như Câu lạc bộ Thổ cẩm, Công ty tắm thuốc dân tộc Dao đỏ.
    + Tiến hành phương pháp phỏng vấn sâu đối với các đối tượng khác nhau như trưởng thôn, những người bán hàng thổ cẩm cho khách du lịch, người già, lãnh đạo địa phương là người dân tộc và cán bộ huyện nằm vùng, hội phụ nữ để có thông tin cần thiết và cụ thể nhất về hoạt động kinh tế cũng như sự hòa nhập vào nhịp độ phát triển du lịch mạnh mẽ của người Dao đỏ nơi đây.
    + Phương pháp quan sát tham dự - phương pháp kinh điển trong nghiên cứu Dân tộc học cũng được sử dụng tối đa. Vì muốn hiểu và thu thập thông tin xác thực nhất về cuộc sống của người Dao đỏ trong hoàn cảnh hiện nay thì không gì hơn là cùng ăn, cùng ở, cùng tham gia các hoạt động hàng ngày của họ. Vì vậy tôi đã đến ở tại một gia đình người Dao đỏ ở đội 1 – Sả Xéng –Tả Phìn , từ đó giúp tôi định hướng và tiếp cận với các hộ gia đình hiệu quả hơn.

    5. Bố cục của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, phụ lục và kết luận, khóa luận : “Sinh kế tộc người trong quá trình hội nhập và phát triển – nghiên cứu trường hợp người Dao đỏ ở Tả Phìn , Sa Pa, Lào Cai” được trình bày thành ba chương:
    Chương 1: Tổng quan về xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
    Chương 2: Sinh kế truyền thống của người Dao đỏ ở Tả Phìn
    Chương 3: Sự chuyển đổi sinh kế tộc người trong quá trình hội nhập và phát triển.

    MỤC LỤC
    M ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1. 7
    TNG QUAN V XÃ T PHÌN, HUYN SA PA, TNH LÀO CAI 7
    1.1. Huyn Sa Pa. 7
    1.2. Tng quan v xã T Phìn. 17
    1.3. Người Dao và nhng nét văn hóa đặc trưng. 22
    1.3.1. Khái quát chung. 22
    1.3.2. Người Dao đỏ T Phìn và nét văn hóa đặc trưng. 24
    TIU KT CHƯƠNG 1: 26
    CHƯƠNG 2. 28
    SINH K TRUYN THNG CA NGƯỜI DAO T PHÌN 28
    2.1. Sinh kế và sinh kế tc người 28
    2.2. Sinh kế truyn thng ca người Dao - phương thc kiếm sng mang tính tc người. 29
    2.2.1. Sinh kế t nông nghip. 30
    2.2.2. Sinh kế t khai thác rng. 34
    2.2.3. Sinh kế t hot động khác. 35
    TIU KT CHƯƠNG 2. 36
    CHƯƠNG 3. 38
    S CHUYN ĐỔI SINH K TC NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH HI NHP VÀ PHÁT TRIN 38
    3.1. Tin đề ca s chuyn đổi. 38
    3.1.1. Quá trình đô th hóa và tác động ti sinh kế. 38
    3.1.1.1.Khái nim đô th hóa. 38
    3.1.1.2.Đô th hóa và tác động ti sinh kế. 39
    3.1.2. Tc độ phát trin du lch và khai thác du lch. 41
    3.1.2.1.Tốc độ phát triển và khai thác du lịch ở Sa Pa. 41
    3.1.2.2.Du lịch ở Tả Phìn. 43
    3.1.3. Quá trình t chc li sn xutđịnh canh, định cư. 44
    3.1.4. S phát trin ngun lc ca chính bn thân tc người. 45
    3.2. Nhng biến đổi trong sinh kế ca người Dao. 46
    3.2.1.S phát trin và chuyn đổi sinh kế truyn thng. 46
    3.2.1.1. Phá v thế độc canh - chuyn sang nông nghip đa canh. 48
    3.2.1.2.Chăn nuôi m rng. 49
    3.2.1.3.Ngành ngh th công phát trin. 50
    3.2.2.Sinh kế mi - đem li các thu nhp cho người Dao. 51
    3.2.2.1. Sinh kế - làm dch v và khai thác du lch. 52
    3.2.2.1.1.Homestay - cho khách lưu trú tại nhà. 52
    3.2.2.1.2.Bán hàng thổ cẩm. 53
    3.2.2.1.3.Cắt và bán thuốc gia truyền. 55
    3.2.2.1.4. Cho thuê đèn pin và dẫn đường cho khách du lịch vào thăm hang động Tả Phìn. 56
    3.2.2.1.5. Làm hướng dẫn viên du lịch. 56
    3.2.2.2. Sinh kế nh tiếp cn th trường. 57
    3.2.2.3.T chc hot động phường - hi, nhóm xã hi 60
    3.3. H qu ca s chuyn đổi đối vi đời sng kinh tế - xã hi ca tc người Dao. 61
    3.3.1. Tác động tích cc. 61
    3.3.1.1.Trên lĩnh vc đời sng kinh tế. 62
    3.3.1.2.Trên lĩnh vc đời sng văn hóa tinh thn. 65
    3.3.2. Nhng tác động tiêu cực ny sinh t s chuyn đổi sinh kế. 66
    3.3.2.1.S cn kit tài nguyên rng. 66
    3.3.2.2.Nguy cơ thương mi hóa - chy theo th trường. 67
    3.3.2.3.Nhng biến đổi bt li cho cng đồng. 68
    3.3.2.3.1. Thay đổi nếp sng văn hóa. 68
    3.3.2.3.2.Nhng thay đổi trong quan h xã hi. 69
    3.3.3. Chuyn đổi sinh kế trong quá trình phát trin và hi nhp - cơ hi và thách thc. 69
    3.3.3.1.Nhng cơ hi mi để phát trin kinh tế - xã hi 69
    3.3.3.2.Nhng thách thc cng đồng đang đối din. 70
    TIU KT CHƯƠNG 3. 72
    KT LUN 74
    TÀI LIU THAM KHO 79
    PH LC 81
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...