Luận Văn Sinh kế của giới sau khi vào cụm tuyến dân cư tại huyện An Phú - Châu Phú và Tri Tôn tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mùa lũ hằng năm ở An Giang thường gây những thiệt hại đáng kể về tài sản và tính mạng nhân dân sống trong vùng ngập lũ, do vậy chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư nhằm mang lại đời sống an toàn và ổn định cho người dân đã được sự thống nhất và ủng hộ của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Việc xây dựng cụm tuyến dân cư đã thể hiện nhiều ưu điểm trong việc phòng tránh các thiệt hại trong mùa lũ, tuy nhiên nhiều vấn đề vẫn còn đang tồn tại. Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh An Giang nhằm tìm hiểu về sự tiếp cận các nguồn vốn sinh kế khi thay đổi điều kiện sống và sự phân công lao động giữa nam, nữ khi vào CTDC. Qua đó, sẽ tìm ra những giải pháp để nâng cao sinh kế của giới góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng ngập lũ.
    Kết quả nghiên cứu cho thấy qui mô hộ gia đình trong cụm tuyến dân cư trung bình là 5 người/hộ và đa số người trong cụm có trình độ tương đối thấp. Số lượng nhà kiên cố, số hộ sử dụng điện, nước máy, tình hình sức khoẻ và cơ hội giải trí của người dân được nâng lên so với trước khi vào CTDC. Không có sự khác biệt đáng kể giữa trước và sau khi vào cụm về cơ cấu và số lượng ngành nghề. Số lượng lao động ở các nghề nông nghiệp, nghề liên quan đến mùa lũ ở cả hai giới và số lao động nam ở nghề làm thuê giảm khi vào CTDC. Tuy nhiên số lượng lao động trong các ngành phi nông nghiệp và dịch vụ ở cả hai giới tăng lên khi vào cụm. Tổng thời gian lao động trong ngày ở cả hai giới trong tất cả ngành nghề khi vào cụm đều tăng lên. Số ngày lao động trong năm ở cả hai giới trong các nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ và các nghề liên quan đến mùa lũ tăng lên khi vào cụm nhưng nghề làm thuê (ở cả hai giới) và lao động nữ trong các nghề liên quan đến mùa lũ có số ngày lao động giảm.
    Có sự thay đổi đáng kể về nguồn vốn đời sống của người dân sau khi vào CTDC. Trong đó, vốn vật lý, vốn xã hội, và vốn tài chính có sự chuyển biến theo hướng tích cực cụ thể: nhà ở không bị ngập lụt, tánh mạng không còn bị đe dọa, được sự quan tâm của chính quyền xã, có cơ hội tham gia đào tạo nghề. Nguồn vốn con người có sự thay đổi về việc làm nhưng chưa thể hiện rõ. Nguồn vốn tự nhiên thay đổi theo hướng bất lợi vì vào CTDC ở số hộ sống nghề câu lưới giảm, đất đai và vật nuôi bị giới hạn. Chiến lược đời sống của người dân cũng thay đổi phần nào nhờ tác động của sư thay đổi các nguồn vốn. Kết quả sinh kế có tăng lên nhưng chưa thể hiện rõ. Bình quân tổng thu và chi/hộ có khuynh hướng tăng hơn so với trước khi vào CTDC. Các hộ đều có tích luỹ vốn ở trước và sau khi vào cụm, tuy nhiên không có chênh lệch lớn về số lượng tích luỹ giữa trước và sau.
    Qua đó, cho thấy người dân vào sống trong CTDC từng bước cũng tỏ ra an cư lạc nghiệp. Cả nam và nữ đều tham gia vào các hoạt động sinh kế của gia đình, có sự phân công trong công việc sản xuất cũng như công việc nhà.
    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    TÓM LƯỢC .i
    MỤC LỤC .ii
    DANH SÁCH BẢNG .v
    DANH SÁCH HÌNH .vi
    DANH SÁCH HỘP THÔNG TIN vii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .viii
    PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề .1
    2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1
    2.1. Mục tiêu chung .1
    2.2. Câu hỏi nghiên cứu .2
    2.3. Nội dung nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
    3.1. Đối tượng nghiên cứu .3
    3.2. phạm vi nghiên cứu 3
    3.2.1. Địa bàn nghiên cứu 3
    3.2.2. Giới hạn nghiên cứu 3
    4. Phương pháp nghiên cứu .3
    4.1. Thu thập số liệu thứ cấp .3
    4.2. Thu thập số liệu sơ cấp .4
    4.2.1. Phương pháp RRA và PRA .4
    4.2.2. Phương pháp phỏng vấn nông hộ 5
    4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .6
    PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .7
    1. Khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững .7
    2. Các nguồn vốn và tài sản sinh kế 7
    3. Khái niệm hoạt động sinh kế và chiến lược sinh kế 8
    4. Các nguồn gây tồn thương .9
    5. Khung sinh kế bền vững 9
    6. Tác hại của lũ .9
    7. Sơ lược về cụm tuyến dân cư 10
    7.1. Cụm dân cư .10
    7.1.1. Ưu điểm của dân cư .10
    7.1.2. Nhược điểm của cụm dân cư .10
    7.2. Tuyến dân cư 10
    7.2.1. Ưu điểm của tuyến dân cư .11
    7.2.2. Nhược điểm của tuyến dân cư .11
    8. Các yếu tố ảnh hưởng đến đới sống của người dân trong các CTDC .11
    PHẦN III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
    1. Vốn con người .14
    1.1. Quy mô hộ và sự phân bố về tuổi, trình độ học vấn .14
    1.2. Sự phân công lao động và phân bố thời gian trong các hoạt động sản xuất .15
    1.2.1. Làm lúa và chăn nuôi 15
    1.2.2. Làm thuê 16
    1.2.3. Hoạt động phi nông nghiệp .16
    12.4. Buôn bán và dịch vụ .18
    1.2.5. Hoạt động mùa lũ 19
    1.3. Sự tham gia của Nam và nữ trong công việc nhà .19
    1.4. Sức khỏe của người dân trước và sau khi vào CTDC 20
    2. Vốn vật lý (Cơ sở hạ tầng và tài sản) 21
    2.1. Nhà ở 21
    2.2. Điện và nước sinh hoạt .22
    2.3. Một số công trình công cộng trọng điểm khác .22
    3. Vốn tự nhiên 23
    4. Vốn xã hội .24
    5. Vốn tài chính .25
    5.1. Chi tiêu cá nhân 25
    5.2. Thu nhập và chi tiêu trong nông hộ trước và sau khi vào CTDC .26
    5.2.1. Thu nhập trước và sau khi vào CTDC .26
    5.2.2. Thu chi hộ trước và sau khi vào CTDC 26
    6. Các chính sách ưu đãi đối với người dân vào trước và sau khi vào CTDC 29
    7. Chiến lược và kết quả sinh kế nông hộ .29
    PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33
    1. kết luận 33
    2. Kiến nghị .33
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .35
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...