Luận Văn Sensory marketing ( marketing dựa trên giác quan) từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại việt nam

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Các nhà khoa học đã chứng minh được mối quan hệ giữa giác quan và cảm

    xúc của con người. Chính từ những cảm xúc được hình thành, con người đưa ra

    quyết định hành động cho bản thân. Đây là tiền đề cho sự ra đời của hình thức

    Sensory Marketing - Marketing dựa trên giác quan.

    Tại Việt Nam Marketing dựa trên giác quan đã được nhiều doanh nghiệp áp

    dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên để đưa ra một chiến lược cụ thể

    sáng tạo và khai thác được hết các ưu thế của nó vẫn là một bài toán khó đối với các

    Doanh nghiệp. Chính vì lí do này, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Sensory

    Marketing (Marketing dựa trên giác quan)- từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại

    Việt Nam” để nghiên cứu.

    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Thế giới hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học bàn về vai trò của

    Sensory Marketing trong nền kinh tế hiện đại. Có thể kể đến các tác phẩm:

    - “ Tại sao chúng ta mua hàng” của Martin Lindstrom, nhà xuất bản Alphabooks,

    Tháng 1/2010.

    - “ Sensory Marketing” của Aradhna Krishna, nhà xuất bản Routledge Academi,

    Anh, Tháng 12/2009

    - “Visual Marketing” của Michel Wedel và Rik Pieters, nhà xuất bản Psychology

    Press, tháng 9/2007

    - “Philosophy of perception” của William Fish, nhà xuất bản Routledge, tháng

    3/2010.

    Tại Việt Nam, tác phẩm “Đầu tư cho chiến lược hình ảnh thương hiệu”, của

    Richard Moore cũng nhấn mạnh đến việc nhận biết thương hiệu thông qua giác

    quan người tiêu dùng.

    Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài “ Sensory Marketing

    (Marketing dựa trên giác quan)- từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại Việt Nam”.

    Vì vậy đề tài chúng tôi chọn là hoàn toàn mới và chưa hề bị trùng lặp với các công

    trình khoa học trước đây.

    3. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Việc áp dụng Sensory Marketing của các doanh nghiệp

    Trong bài nghiên cứu này, thuật ngữ “Sensory Marketing” và “Marketing dựa

    trên giác quan” được dùng tương đương nhau.

    - Mục tiêu nghiên cứu:

    + Cung cấp hệ thống lý luận về Sensory Marketing- một khái niệm khá mới trong

    kinh doanh tại Việt Nam

    + Nghiên cứu thực tiễn việc áp dụng Sensory Marketing của các doanh nghiệp tại

    Việt Nam, thành tựu, triển vọng và phương hướng phát triển hoạt động này

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin : Tiếp cận nội quan và ngoại quan, Tiếp

    cận quan sát hoặc thực nghiệm, Tiếp cận cá biệt và so sánh, Tiếp cận phân tích và

    tổng hợp, Tiếp cận định tính và định lượng, Tiếp cận hệ thống và cấu trúc

    Phương pháp nghiên cứu tài liệu

    Phương pháp phi thực nghiệm

    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường Việt Nam

    - Người tiêu dùng độ tuổi 15-55 tại địa bàn thành phố Hà Nội

    6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

    Kết quả nghiên cứu của chúng tôi dự tính gồm 3 phần: mở đầu, kết luận và 3

    chương

    Chương I: Tổng quan về Sensory Marketing

    Chương II: Thực tiễn áp dụng Sensory Marketing tại Việt Nam

    Chương III: Một số gợi ý để phát triển Sensory Marketing tại Việt Nam
     
Đang tải...