Tiểu Luận Secnưxepki viết : Tất cả mọi nghệ thuật tác động trực tiếp tới giác quan giống như hiện thực sinh đ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn học theo nghĩa rộng là thuật ngữ gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ nói, viết và tác phẩm ngôn ngữ, bao gồm các tác phẩm mà ngày nay có thể xếp vào chính trị, lịch sử, triết học, tôn giáo
    Văn học hiểu theo nghĩa hẹp chỉ khái niệm văn học nghệ thuật bao gồm các tác phẩm ngôn từ biểu hiện tình cảm và hứng của nhà văn bằng hư cấu, tưởng tượng.
    Thật đúng như vậy, văn học là một hình thái ý thức xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc. Văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác nhưng nó chủ yếu là tác động vào trí tưởng tượng của con người và đây chính là tính đặc trưng, khác biệt, độc đáo mà văn học tạo nên.
    Vâng, nói đến tính đặc trưng của văn học thì đầu tiên phải xác định văn học là sản phẩm của tư duy thực tiễn và của hình tượng thẩm mĩ.
    Nghệ sĩ mang một hệ thần kinh nhạy bén, trước một hiện tượng thẩm mĩ thường xúc động mãnh liệt, dẫn đến khát khao bày tỏ những nhận thức, kinh nghiệm, ấn tượng, cảm xúc của chính mình. Điều đó có được do bản chất tình cảm và khả năng tư duy của người nghệ sĩ. Nhưng sự tư duy xuất phát từ thực tiễn luôn tác động mạnh mẽ đến tình cảm người cảm thụ tác phẩm văn học. Bởi tình cảm bắt nguồn từ thực tiễn sẽ có khả năng sinh ra một năng lượng mạnh mẽ , thú đẩy con người hoạt động tích cực. Lí trí của trái tim sẽ góp phần tạo nên những điều kì diệu trong hình tượng nghệ thuật, có khả năng gây xúc động cho con người hơn bất cứ logic nào của lí trí.Qua miếng trầu têm cánh phượng, qua bóng mát cây xoan đào mà Hoàng tử nhận ra cô Tấm vợ mình. Chút cảm thông gieo theo giọt nước mắt Mỵ Nương khiến khối tình cảm của Trương Chi được giải tỏa.
    Hình tượng thẩm mĩ cũng là nét đặc trưng riêng trong văn học vì hình tượng thẩm mĩ trong văn học phải mang tính người, soi sáng được những tâm tư, tình cảm. Đó là năng lực phát hiện được đối tượng thẩm mĩ với những giá trị thẩm mĩ ở đằng sau vô vàn các hiện tượng đời sống. Một cánh hoa nở vượt tường là sức sống không kìm hãm nổi của tự nhiên của mùa xuân, của tuổi trẻ :
    “ Sắc xuân khôn khhóa then cài,
    Một cành hồng hạnh mọc ngoài tường xuân”
    ( Diệp Thiệu Ông )
    Hoặc Đốpgiencô từng nói :“ Hai người cùng nhìn xuống, một người nhìn thấy vũng nước còn người kia thì thấy những vì sao” là nói tới khả năng khám phá những giá trị thẩm mĩ này. Có thể nói, tài quan sát sẽ giúp tái hiện lại được những hình tượng thẩm mĩ như nó đang có thực với bao chi tiết sống thuyết phục.Gorki nói rằng, chỉ cần miêu tả ánh sáng lóe lên từ mảnh chai vỡ là có thể biết được ấy là một đêm trăng. Chỉ miêu tả một màu xanh của nước biển Cô Tô mà Nguyễn Tuân đã phải dùng đến một bảng màu xanh vô cùng phong phú và cũng tương tự, Tô Hoài đã dùng một bảng màu vàng đủ các cung bậc tinh tế để viết về màu vàng của ngày mùa nông thôn vùng Bắc bộ.
    Nếu trong nghệ thuật điêu khắc và hội họa chúng ta cảm nhận nó thông qua hình thức nhìn, sờ mó còn đối với văn học thì nó tái hiện lại một cách cụ thể cả về không gian và thời gian. Vì thế, chúng ta có thể cảm nhận nó một cách đa dạng tùy theo cảm hứng và góc độ cảm nhận của chủ thể cá nhân đó.Năng lực tưởng tượng có thể tái hiện các hình tượng thẩm mĩ với khả năng lí giải đời sống theo một cách nhìn riêng, độc đáo, vừa có tính thẩm mĩ vừa có tình khách quan. Những nét vẽ run rẩy của Van Gốc trong Đêm đầy sao diễn tả niềm rung động tế vi của con người trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Các bức tranh vẽ theo phong cách Naip (Ngây thơ ) của Henri Rousseaut : tàu lá cọ như cánh buồm, con châu chấu to bằng con cá sấu, rừng già, cây cối sum suê, những bông hoa rực rỡ , thể hiện khuynh hướngnội quan, thiên về hình dung con đườngtìm tòi của tiềm thức, với cách diễn đạt bằng con mắt trẻ thơ.
    Tính độc đáo, khác biệt thứ hai của văn học so với các loại hình nghệ thuật khác là chất liệu xây dựng nên hình tượng văn học đó chính là ngôn từ.
    Chất liệu ngôn từ của văn học không tác động trực tiếp vào các giác quan của chúng ta dù là thị giác hay thính giác.Nguời thưởng thức văn chương gọi là độc giả còn người thưởng thức tác phẩm nghệ thuật gọi là khán giả. Mặc dù cả hai hình thức cảm nhận đều bằng mắt cả. Nhưng trong văn chương không ai có thể nhìn thấy hình tượng bằng mắt mà những hình tượng này được tái hiện lại bằng trí tưởng tượng. Người đọc phá vỡ ý nghĩa các từ, câu để liên tưởng với các biểu tượng về đối tượng được miêu tả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...