Đồ Án Sấy Muối Thùng Quay

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẤY
    1.1. TỔNG QUAN VỀ SẤY
    1.1.1. Khái niệm chung
    Trong công nghệ hóa chất, thực phẩm, quá trình tách nước ra khỏi vật liệu
    (làm khô vật liệu) là rất quan trọng. Tùy theo tính chất và độ ẩm của vật liệu,
    mức độ làm khô của vật liệu mà thực hiện một trong các phương pháp tách nước
    ra khỏi vật liệu sau đây:
    - Phương pháp cơ học (sử dụng máy ép, lọc, ly tâm ).
    - Phương pháp hóa lý (sử dụng canxi clorua, acid sunfulric để tách nước).
    - Phương pháp nhiệt (dùng nhiệt để bốc hơi ẩm trong vật liệu).
    Sấy là một quá trình bốc hơi nước ra khỏi vật liệu bằng phương pháp nhiệt.
    Nhiệt cung cấp cho vật liệu ẩm bằng cách dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ hoặc bằng
    năng lượng điện trường có tần số cao. Mục đích của quá trình sấy là làm giảm
    khối lượng của vật liệu, tăng độ liên kết bề mặt và bảo quản được tốt hơn.
    Trong quá trình sấy, nước được bay hơi ở nhiệt độ bất kì do sự khuếch tán bởi
    sự chênh lệch độ ẩm ở bề mặt vật liệu đồng thời bên trong vật liệu có sự chênh
    lệch áp suất hơi riêng phần của nước tại bề mặt vật liệu và môi trường xung
    quanh.
    Quá trình sấy được khảo sát về bề mặt: tĩnh lực học và động lực học.
    - Trong tĩnh lực học: xác định bởi mối quan hệ giữa các thông số đầu và
    cuối của vật liệu sấy cùng tác nhân sấy dựa trên phương pháp cân bằng vật chất
    và năng lượng, từ đó xác định được thành phần vật liệu, lượng tác nhân sấy và
    lượng nhiệt cần thiết.
    - Trong động lực học: khảo sát mối quan hệ giữa sự biến thiên của độ ẩm vật
    liệu với thời gian và các thông số của quá trình sấy.
    Ví dụ : tính chất và cấu trúc của vật liệu, kích thước vật liệu, các điều kiện
    thủy động lực học của tác nhân sấy và thời gian thích hợp.
    Đồ án: Sấy muối thùng quay GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Thông
    Lớp: DH07TP Trang nhất Trang 2
    1.1.2. Thiết bị sấy
    1.1.2.1. Phân loại thiết bị sấy
    Do điều kiện sấy trong mỗi trường hợp sấy khác nhau nên có nhiều kiểu thiết
    bị sấy khác nhau, vì vậy có nhiều cách phân loại thiết bị sấy:
    - Dựa vào tác nhân sấy: ta có thiết bị sấy bằng không khí hoặc thiết bị sấy bằng
    khói lò, ngoài ra còn có các thiết bị sấy bằng các phương pháp đặc biệt như sấy
    thăng hoa, sấy bằng tia hồng ngoại hay bằng dòng điện cao tần.
    - Dựa vào áp suất làm việc: thiết bị sấy chân không, thiết bị sấy ở áp suất
    thường.
    - Dựa vào phương pháp cung cấp nhiệt cho quá trình sấy: thiết bị sấy tiếp xúc,
    thiết bị sấy đối lưu, thiết bị sấy bức xạ
    - Dựa vào cấu tạo thiết bị: phòng sấy, hầm sấy, sấy băng tải, sấy trục, sấy thùng
    quay, sấy tầng sôi, sấy phun
    - Dựa vào chiều chuyển động của tác nhân sấy và vật liệu sấy: cùng chiều,
    ngược chiều và giao chiều.
    1.1.2.2. Nguyên lý thiết kế thiết bị sấy
    Yêu cầu thiết bị sấy là phải làm việc tốt (vật liệu sấy khô đều có thể điều
    chỉnh được vận tốc dòng vật liệu và tác nhân sấy, điều chỉnh được nhiệt độ và độ
    ẩm của tác nhân sấy), tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và dễ sử dụng.
    Khi thiết kế thiết bị sấy cần có những số liệu cần thiết:
    Loại vật liệu cần sấy (rắn, nhão, lỏng ), năng suất, độ ẩm đầu và cuối của vật
    liệu, nhiệt độ giới hạn lớn nhất, độ ẩm và tốc độ tác nhân sấy, thời gian sấy.
    Trước hết phải vẽ sơ đồ hệ thống thiết bị, vẽ quy trình sản xuất, chọn kiểu thiết
    bị phù hợp với tính chất của nguyên liệu và điều kiện sản xuất.
    Tính cân bằng vật liệu, xác định số liệu và kích thước thiết bị.
    Tính cân bằng nhiệt lượng để tính nhiệt tiêu thụ và lượng tác nhân sấy cần
    thiết.
    Đối với các thiết bị làm việc ở áp suất khí quyển cần phải tính độ bền.

    PHẦN 4. KẾT LUẬN
    Thiết bị sấy thùng quay dùng để sấy muối là rất phù hợp và hiệu quả.
    Ngoài thiết bị chính của hệ thống sấy là thùng còn có các thiết bị phụ khá quan
    trọng như: calorife, xyclon, quạt ly tâm hút, con lăn, gầu tải, băng truyền Thiết
    bị sấy thùng quay chỉ cho phép tác nhân sấy cùng chiều mà ít khi sấy ngược
    chiều. Tuy nhiên, nhiệt độ sấy phải ở nhiệt độ thích hợp, nếu quá cao sẽ làm cho
    vật liệu sấy biến đổi về hình dạng và tính chất đôi khi mất cả giá trị cảm quan của
    sản phẩm.
    Ngoài việc sấy muối bằng thiết bị sấy thùng, ta còn có thể sấy tốt cho các
    loại thực phẩm khác như: cà phê, ngô, lúa, cát, củ cải, đậu nành, hạt hướng
    dương, hạt đại mạch

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Phan Văn Buôn, Nguyễn Đình Thọ. Quá trình và thiết bị truyền nhiệt, tập 5
    NXB ĐHBK TPHCM, 2002.
    [2] Bùi Song Châu. Kỹ thuật sản xuất muối khoáng NXB KHKT HN, 2000.
    [3] Hoàng Văn Chước. Thiết kế hệ thống thiết bị sấy NXB KHKT HN, 2006.
    [4] Trần Hùng Dũng và các cộng sự. Quá trình và thiết bị trong công nghệ hóa
    chất và thực phẩm, tập 1 quyển 2 NXB ĐHBK TPHCM, 1997.
    [5] Bùi Hải và Trần Thế Sơn. Kỹ thuật nhiệt NXB KHKT HN, 1997.
    [6] Huỳnh Bá Lân. Bảng tra cứu quá trình cơ học – truyền nhiệt – truyền khối
    NXB ĐHQG TPHCM, 2002.
    [7] Nguyễn Văn Lụa. Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm, Kỹ
    thuật sấy vật liệu tập 7, NXB ĐHBK TPHCM, 2001.
    [8] Phan Văn Thơm. Sổ tay thiết kế thiết bị hóa chất và chế biến thực phẩm đa
    dụng NXB giáo dục và đào tạo, 1992.​




     

    Các file đính kèm:

Đang tải...