Tài liệu Sau Sau

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cây thau, sâu trắng, cổ yếm, mạy xâu, mốc lảu (Tày), pùm múa đẻng
    (Dao), bạch giao, trao, chà phai (Mường), măng đeng (Mán)
    Công dụng:
    Sau sau là cây LSNG đa tác dụng. Tinh dầu lá và nhựa được sử
    dụng trong công nghệ hoá mỹ phẩm. Lá, quả, cành, rễ sau sau đều được
    dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. Quả có vị đắng, tính bình, mùi thơm,
    có tác dụng khử phong, lợi thủy, thông kinh. Lá sau sau có vị đắng tính bình
    có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thu liễm, chỉ huyết; nhựa có vị ngọt, cay,
    tính ấm có tác dụng thông khiếu, khai uất, khử đờm và cũng có tác dụng
    hoạt huyết, giảm đau, chỉ huyết, sinh cơ. Rễ có vị đắng, tính ấm có tác dụng
    khử thấp, chỉ thống. Quả dùng chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, thuỷ
    thũng, đái khó, kinh nguyệt không đều, thiếu sữa, mề đay, viêm da, chàm.
    Lá chữa viêm ruột, lỵ, thổ huyết, chảy máu cam, dùng ngoài trị mẩn ngứa,
    eczema. Nhựa trị ho có đờm, thổ huyết, nôn ra máu; dùng ngoài bôi chữa vết
    thương chảy máu, đòn ngã tổn thương. Kinh nghiệm nhân dân địa phương
    dùng nhựa đốt cháy thành than và dùng để xỉa khi đau răng. ở vùng Đình
    Lập (tỉnh Lạng Sơn) nhân dân có tập quán đi thu thập loại nấm hắc linh chi
    (Ganoderma sinensis) có màu đen để bán sang Trung Quốc làm thuốc bổ.
    Giá loại nấm này đắt gấp rưỡi loại linh chi đỏ (G. lutescens) thường thu
    được trên rễ cây lim. Hắc linh chi mọc trên các rễ của cây sau sau bị chết tự
    nhiên. Sau khi bị chết 2-3 năm cây bắt đầu có hắc linh chi đến ký sinh. Quả
    thể của nấm xuất hiện vào tháng 9 đến tháng 3 năm sau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...