Thạc Sĩ Sáp nhập và mua lại Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    l.Tính cấp thiết của đề tài

    Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng phát triến tất yếu tạo điều kiện cho các quốc gia hợp tác cùng có lợi. Trong lĩnh vực ngân hàng, quá trình hội nhập tạo động lực cho các ngân hàng phát triển, tuy nhiên nó cũng làm cho quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh đó hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng được xem là một giải pháp vì nó mang lại nhiều lợi ích như củng cố địa vị trên thị trường, bảo vệ, mở rộng thị phần, tiết kiệm chi phí, tối đa hóa tài sản của cổ đông hay tránh nguy cơ phá sản. Vì vậy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng là biện pháp mà các nước trên thế giới sử dụng đe tạo một hệ thống tài chính ổn định, tránh đỗ vỡ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Hoạt động sáp nhập và mua lại trên thế giới diễn ra đã lâu và ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu năm 2007, tuy nhiên hoạt động này còn khá mới mẻ ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

    Tại Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, ngành ngân hàng Việt Nam đã có những biến chuyển rõ rệt tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động. Bên cạnh những tác động tích cực, nhiều thách thức cũng đặt ra cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng quy mô nhỏ do năng lực hạn chế nên đã gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh như khả năng cho vay, công nghệ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại .Trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, mặc dù Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều do mức độ hội nhập chưa cao nhưng các ngân hàng Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém, gặp nhiều rủi ro, gây mất niềm tin công chúng. Quản trị điều hành còn hạn chế làm rủi ro thanh khoản tăng cao dẫn đến việc tranh giành nguồn vốn huy động, nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán Không như những ngành khác, tính hệ thống của ngành ngân hàng rất cao, một ngân hàng có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến toàn hệ thống và từ đó sẽ ảnh hưởng lên nền kinh tế

    Đặc biệt đầu năm 2009 những ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên đã chính thức hoạt động tại Việt Nam với nhiều rào cản được dỡ bỏ theo cam kết khi gia nhập WTO. Đây thật sự là một thách thức cho các ngân hàng trong nước vì các ngân hàng nước ngoài với quy mô lớn, quản trị chuyên nghiệp, kinh nghiệm hoạt động, công nghệ hiện đại, sản phẩm dịch vụ đa dạng đang tìm cách thâm nhập thị trường Việt Nam.

    Trong cuộc cạnh tranh đó, việc sáp nhập và mua lại ngân hàng để tạo nên các ngân hàng lớn mạnh đủ sức cạnh tranh với các định chế tài chính nước ngoài đang phát triển tại Việt Nam là vô cùng cần thiết và phù hợp với xu thế đang diễn ra trên thế giới

    Ớ Việt Nam chưa có trường hợp nào sáp nhập và mua lại đúng nghĩa như các nước trên thế giới nên Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong khi đây lại là vấn đề rất cấp thiết. Vì vậy học viên đã chọn đề tài “Sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại tại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học

    2. Mục tiêu nghiên cứu:

    Luận văn nêu những lý luận về sáp nhập và mua lại ngân hàng làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Trên cơ sở đó, luận văn phân tích thực trạng hoạt động và sáp nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam, qua đó thấy được điểm mạnh điểm yếu của các ngân hàng cũng như nêu ra được động cơ sáp nhập của các ngân hàng. Luận văn đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng cũng như cách thức thực hiện để có một thương vụ sáp nhập và mua lại hiệu quả

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các ngân hàng thương mại Việt Nam và các tổ chức tài chính có liên quan. Qua nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm của các nước trên thế giới, luận văn đề xuất việc nghiên cứu áp dụng vấn đề sáp nhập và mua lại ngân hàng tại Việt Nam

    4.Phương pháp nghiên cứu

    Từ việc thu thập thông tin và dữ liệu từ các nguồn tài liệu, luận văn đã sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh để xử lý số liệu trên nền tảng lý luận từ kiến thức kinh tế học, tài chính-ngân hàng

    5.Kết cấu của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày làm 3 phần:

    Chương 1: Lý luận về sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại

    Chương 2: Thực trạng hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại Việt Nam

    Chương 3: Các giải pháp sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...