Luận Văn Sáng tạo và giới hạn của sáng tạo

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Câu hỏi 3:Sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều . có thể gây hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được. Ý kiến bạn thế nào: đồng ý hay không đồng ý? Tại sao? Bạn có lời khuyên nào để nuôi dưỡng sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức .
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Đề tài III: Sáng tạo và giới hạn của sáng tạo
    I. Đặt vấn đề
    Ở thế kỷ 21, các quốc gia được cho rằng sẽ không cạnh tranh với nhau bởi sức mạnh quân sự hay vị trí địa lý thiên nhiên thuận lợi mà yếu tố quyết định chính là con người và khả năng sáng tạo vô hạn của con người. Dưới góc độ nghiên cứu của môn Quản trị học, nhóm đưa vào đề tài này những cách thức đề xuất để quản lý nguồn tài nguyên đặc biệt mà theo lời của một nhà thiết kế người Mỹ: “Bạn càng sử dụng nó, nó càng phát triển dồi dào”.
    II. Lý thuyết liên quan
    1. Sáng tạo
    1.1. Khái niệm
    Song hành cùng tiến trình phát triển của nhân loại, đặc tính sáng tạo đã đưa con người đi lên từ giai đoạn sống phụ thuộc thiên nhiên đến vận dụng những đặc tính của thiên nhiên vào những hoạt động sản xuất và làm chủ, tác động tích cực đến những yếu tố khách quan phục vụ cho cuộc sống và nền văn minh nhân loại.
    Khái niệm sáng tạo từ lâu đã được định nghĩa ở những cấp độ, mức độ và góc độ khác nhau bởi các nhà nghiên cứu. Từ khái niệm, con người có cách tiếp cận khoa học và tổng quát khi nghiên cứu các sự vật - hiện tượng đời sống. Sau đây, nhóm xin gửi đến một số khái niệm sáng tạo tiêu biểu phản ánh những cái nhìn đa dạng về đối tượng này:
    Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học: Sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới không bị gò bó vào những cái đã có.
    Theo Steve Jobs – nhà sáng lập huyền thoại của hãng Apple: “Sáng tạo chỉ đơn giản là liên hệ những thứ có sẵn” – “Creativity is just connecting things”.
    Theo Leo Burnett – nhà quảng cáo nổi tiếng của thế kỷ 20: “Bí mật của những con người sáng tạo vĩ đại là sự tò mò không ngơi nghỉ về cuộc sống với những khía cạnh của nó” – “Curiosity about life with all of its aspects, I think, is still the secret of great creative people”.
    Một cách tổng quát, sáng tạo là kết quả hoạt động tư duy của con người tạo ra được những giá trị mới và có ích.[1]
    Dưới góc độ nghiên cứu của môn Quản trị học, sáng tạo là hình thức biểu hiện của cả tính khoa học và tính nghệ thuật của hoạt động quản trị, nói như vậy vì tính nghệ thuật của quản trị phải và luôn được xuất phát từ những nền tảng lý thuyết cơ bản của công tác quản trị. Nhà quản trị vừa là nhà khoa học vừa là nhà nghệ thuật khi dựa trên những nền tảng lý thuyết quản trị có sẵn để áp dụng linh hoạt đối với những tình huống cụ thể, sáng tạo và cải tiến không ngừng trong thực tiễn kinh doanh. Một nhà quản trị học nổi tiếng đã từng nói: “Một vị tướng thì không cần biết kỹ thuật điều khiển tên lửa như thế nào, kỹ thuật lái máy bay ra sao và làm thế nào để xe tăng vượt được chứơng ngại vật. Nhưng đã làm tướng thì phải biết khi nào dùng pháo và dùng loại pháo nào sẽ mang lại hiệu quả mong muốn, khi nào thì cần máy bay, khi nào thì cần xe tăng. Phối hợp chúng như thế nào và có thể mang lại những hiệu quả gì. Người làm tướng phải nắm vững những kiến thức này và phải luôn sáng tạo. Trong lĩnh vực quản trị kinh tế cũng vậy”. Mở rộng hơn trong một tổ chức, sự sáng tạo của những nhà quản trị các cấp và những người thừa hành cấp dưới đều được coi trọng và khuyến khích phát triển. Bởi sáng tạo, với hai thuộc tính của nó là tính mới và tính tiến bộ so với cái có trước, luôn hứa hẹn một sự cải tiến và thay đổi hiệu quả cho mọi tổ chức trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
    1.2. Những đặc tính của sáng tạo
    Theo học giả Phan Dũng trình bày trong sách “Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới”, để được xem là kết quả của tư duy sáng tạo một sản phẩm (vật chất hoặc tinh thần) phải thỏa mãn các đặc tính:
    · Tính mới: là bất kỳ sự khác biệt nào của đối tượng cho trước so với đối tượng tiền thân của nó (đối tượng cùng loại ra đời trước đó xét về mặt thời gian). Trong trường hợp này, chúng ta nói rằng đối tượng cho trước có tính mới.
    · Tính có ích: Để có được sự sáng tạo, tính mới phải đem lại lợi ích (tạo ra giá trị thặng dư), không phải mới để mà mới. "Tính ích lợi" do tính mới tạo ra có thể rất đa dạng như tăng năng suất, hiệu quả; tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; giảm giá thành; có thêm chức năng mới; sử dụng thuận tiện hơn; thân thiện hơn với môi trường; tạo thêm được các xúc cảm, thẩm mỹ tốt
    1.3. Nuôi dưỡng và kích thích sáng tạo
    Ngay từ thế kỷ thứ III sau Công Nguyên, phương pháp sáng tạo hay cách thức sáng tạo với tư cách là một môn khoa học đã được nhà toán học cổ Hy Lạp tên là Pappos, sống ở thành phố Alexandria sáng lập với mục đích nghiên cứu là tìm ra các quy tắc, quy luật làm phát minh và sáng chế trong mọi lĩnh vực. Môn khoa học mới này được người sáng lập ra nó đặt tên là Heuristics.
    Trong suốt một giai đoạn lịch sử, Heuristics bị đi vào lãng quên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đến thế kỷ XX khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra kéo theo số lượng các bài toán trên các lĩnh vực tăng nhanh trong khi vẫn chưa có một công cụ nào có thể thay thế được bộ óc tư duy của con người, sự kiện này đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu lại môn khoa học vốn – đã – bị - lãng - quên là Heuristics. Với những cách thức tiếp cận khoa học và cụ thể hơn, trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ từ đó đến nay của bộ môn khoa học này, hàng loạt các phương pháp sáng tạo đã ra đời và phát triển. Trong số đó, nhóm xin trình bày ba trong số các phương pháp đang được dạy và áp dụng rộng rãi ở các trường đại học và các tổ chức trên toàn thế giới.
    · Phương pháp não công (Brainstorming)
    “Brainstorming method” được A. Osborn, người Mỹ đưa ra năm 1938. Phương pháp này có mục đích thu được thật nhiều ý tưởng giải bài toán cho trước bằng cách làm việc tập thể. A. Osborn nhận thấy, những người giàu trí tưởng tượng có khả năng phát triển nhiều ý tưởng nhưng lại có thể yếu về mặt phân tích, phê phán. Ngược lại, có những người giỏi phân tích, phê bình các ý tường có sẵn hơn là tự mình đề ra những ý tưởng mới. Nếu để hai kiểu người này làm việc chung với nhau thì rất dễ dẫn đến việc họ sẽ kìm hãm khả năng nhau. Chính vì vậy A. Osborn đề nghị tách công việc thành hai quá trình riêng rẽ: hình thành ý tưởng và đánh giá ý tưởng, do hai nhóm người khác nhau thực hiện. Nhóm giữ nhiệm vụ nghĩ ra các ý tưởng gồm những người có trí tưởng tượng phong phú, có khả năng suy nghĩ trừu tượng, có khả năng liên tường xa, có đầu óc khái quát hóa cao . Nhóm thứ hai gồm các chuyên viên giỏi phân tích, phê bình, sẽ đánh giá những ý tưởng thu được từ nhóm thứ nhất. Phương pháp não công, không loại trừ những phép thử vô trật tự, trái lại, nó còn làm cho các phép thử mất trật tự hơn với hy vọng sẽ có những phép thử dẫn đến lời giải mạnh. Bằng cách này, người ta cũng khắc phục phần nào tính ì tâm lý vốn tồn tại trong phương pháp tư duy cũ là thử - sai – sửa.
    * Các bước tiến hành phương pháp và những nguyên tắc chủ yếu:
    Hình thành nhóm phát ý tưởng: Trong nhóm cần có những người thuộc ngành nghề, chuyên môn khác nhau, thậm chí có thể khác xa với lĩnh vực chuyên môn của vấn đề cần giải quyết. Không nên chọn những người hay nghi ngờ và thích phê bình làm thành viên của nhóm này. Số lượng phổ biến của nhóm phát ý tường là từ 4 đến 15 người. Trước buổi não công, các thành viên trong nhóm cần có thời gian để làm quen với vấn đề.
    Tiến hành phát ý tưởng: Việc phát ý tưởng cần tiến hành một cách thật tự do, thoải mái, hoàn toàn không có sự hạn chế nào về nội dung đưa ra, không cần phải chứng minh tính chất đúng đắn của những ý tưởng và không cần biết chúng có thể thực hiện được không và thực hiện như thế nào. Mỗi lần phát biểu ý tướng không quá hai phút, thời gian cho một buổi não công có thể từ 15 phút đến một giờ. Các phát biểu đó ghi lại bằng tốc ký hoặc băng từ. Trong khi phát ý tưởng, phải tuyệt đối bảo đảm kiểm soát mọi hình thức phê bình, chỉ trích (nhún vai, bĩu môi, chế nhạo ). Cần tạo không khí thân thiện giữa những người tham gia và khuyến khích việc phát triển ý tưởng của tất cả thành viên từ ý tưởng sơ khai của một thành viên trong nhóm. Một điều cần ghi nhớ là không khí thân thiện cần có trước, trong và cả sau các buổi não công.
    Vai trò người lãnh đạo não công: phát biểu vấn đề cần giải quyết bằng các khái niệm chung, đơn giản và rõ ràng, khuyến khích việc đề ra những ý tưởng không quen thuộc, đặt các câu hỏi gợi ý hoặc làm rõ hơn các ý tưởng để tránh những khoảng thời gian chết.
    Đánh giá ý tưởng: Cần đảm bảo một sự đánh suy xét tỉ mỉ và đa chiều đối với các ý tưởng, kể cả khi có vẻ như chúng phi lý hoặc không nghiêm túc.
    Sau khi ra đời, phương pháp não công được áp dụng rất rộng rãi vì những ưu điểm của nó. Tuy nhiên thực tế sử dụng cho thấy phương pháp này vẫn có những hạn chế nhất định, qua quá trình cải tiến của những nhà nghiên cứu, đến nay các lý thuyết sáng tạo đã ghi nhận thêm hàng chục các biến thể của phương pháp não công. Một trong số những biến thể kể trên là phương pháp Synectics.

    [HR][/HR][1] Phan Dũng - Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới, Nxb Trẻ, 2010
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...