Luận Văn Sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều lần có thể gây hậu quả nghiêm t

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu : Sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều lần có thể gây hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được. Ý kiến bạn thế nào: đồng ý hay không đồng ý? Tại sao? Bạn có lời khuyên nào để nuôi dưỡng sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức .

    Quản trị là thực hiện một tiến trình các chức năng “hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra”. Quản trị học vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật; như Mary Parker Follett cho rằng “quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”. Thế nên, việc quản trị không thể bị gói gọn trong khuôn khổ phép tắc, không thể có một quy tắc nào để đạt được quản trị thành công. Quản trị học như thể cuộc đời không thể dựa vào các nguyên tắc đơn giản.
    Như đã biết, thành quả hoạt động của một tổ chức không hoàn toàn dựa vào nhà quản trị. Theo Robbins và cũng là quan điểm biểu tượng (Symbolic view - Nhà quản trị chỉ là biểu tượng) thì nhà quản trị chỉ có một ảnh hưởng giới hạn đến kết quả hoạt động của tổ chức vì ở đó có nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả của tổ chức, của cấp quản trị. Robbins đã đưa ra hai dẫn chứng sau đây:
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Vào thập niên 1990 Hội đồng quản trị của Công ty Internationnal Harvester đã sa thải Tổng Giám đốc là Archie Mc Cardell do công ty này đã thua lỗ hàng chục triệu đô la Mỹ trong vòng một tháng. Nhưng theo ông - thì nguyên nhân chính là do nông dân bị thiệt thòi vì giá nông sản giảm đã không đủ sức mua máy móc nông nghiệp và xe vận tải hạng nặng của công ty International Harvester sản xuất. Dĩ nhiên là ông Mc Cardell đã không tạo ra tình hình khó khăn cho nông dân, và việc sa thải ông ta cũng không có thể gia tăng được nhu cầu máy móc và xe tải phục vụ nông nghiệp được. Ông ta đã được đặt sai chỗ và không đúng lúc (in the wrong place at the wrong time) và ông ta đã mất việc chỉ vì lý do đó thôi.
    Còn trường hợp của Công ty Rolls Royce lại khác, công ty này đã làm ăn phát đạt vào thập niên 1980 bởi vì trong thời kỳ đó toàn thế giới đều thịnh vượng và khách hàng tin tưởng rằng nếu bạn có, hãy chưng diện đi xe Rolls Royce. Loại xe nầy lúc đó đã có mặt đúng chỗ, đúng lúc. Nhưng vào đầu thập niên 1990, sự suy thoái kéo dài, thuế xa xỉ gia tăng và quan niệm xã hội thay đổi không chấp nhận kiểu tiêu thụ đó, tất cả đã đánh vào doanh số của Rolls Royce. Doanh số giảm sút không phải do lỗi của nhà quản trị, mà là có rất ít người có đủ khả năng mua được loại xe hơi này. Và trong số những người có đủ khả năng mua, thì nó không còn là mốt thời thượng nữa. Vậy nhà quản trị chỉ là biểu tượng thôi.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Việc môi trường luôn thay đổi, sự tác động của môi trường vào thành quả hoạt động của tổ chức rất to lớn và không ổn định, đòi hỏi nhà quản trị phải thích ứng với môi trường chứ không thể ép môi trường phù hợp với tổ chức. Việc thích ứng với môi trường đòi hỏi sự sáng tạo trong mọi mặt của quá trình quản trị; từ những công việc vi mô tới những công việc mang tầm vĩ mô.
    Có rất nhiều định nghĩa về sự sáng tạo. Trên khía cạnh quản trị học, ta có thể nhìn nhận “Sáng tạo là quá trình của con người tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần mới.”
    - Thứ nhất: Sáng tạo là khả năng tưởng tượng, tạo ra những ý tưởng mới từ việc thay đổi, phản hồi lại ý tưởng hiện tại. Đó là sự sáng tạo từ những gì mà ta đã có, đã biết. Sinh vật có tư duy trừu tượng càng cao thì khả năng sáng tạo càng cao. Và ở con người cũng vậy, một cá nhân có tư duy trừu tượng tốt có khả năng cao hơn trong việc đưa ra những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời.
    - Thứ hai: Sáng tạo còn là một thái độ, tức khả năng chấp nhận thay đổi, sẵn sàng tiếp nhận những cái mới và không ngừng cải thiện cái cũ.
    - Thứ ba: Sáng tạo là một quá trình lâu dài, đòi hỏi nhà quản trị phải không ngừng làm việc vất vả, chăm chỉ và liên tục để cải tại ý tưởng và đưa ra giải pháp mới bằng cách sàng lọc những giá trị có lợi.
    Đặc điểm lớn nhất của sáng tạo là tính đổi mới, độc lập trong suy nghĩ, dám tìm tòi và ứng dụng những cái mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính độc đáo của hoạt động sáng tạo đó chính là suy nghĩ vấn đề thường không dập khuôn theo máy móc mà biết giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, ứng biến. Yêu cầu này đòi hỏi những nhà quản trị phải cố gắng thoát ra khỏi những khuôn sáo cũ kĩ và nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn đa chiều.
    Trong công việc quản trị, thông tin quản trị là tối cần thiết. Không một nhà quản trị nào có thể hoạch định hay đưa ra quyết định mà không có một thông tin nào. Thông tin đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, điều hành và kiểm soát. Môi trường quản trị hiện đại chứa đựng một nguồn thông tin vô tận nhưng theo những phương cách phi truyền thống. Trong thời kỳ công nghệ thông tin chỉ mới là khái niệm khoa học trừu tượng, các nhà quản trị nắm bắt thông tin quản trị thông qua báo chí và thông tin giao lưu trực tiếp. Nhưng ngày nay, với cuộc cách mạng thông tin, sự bùng nổ thông tin thành dòng chảy mạnh mẽ, thông tin xuất hiện đa dạng đòi hỏi nhà quản trị phải thay đổi cách tiếp cận, sáng tạo ra những cách thức thu thập thông tin hiện đại. Câu chuyện của tờ USA Today là một ví dụ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...