Chuyên Đề Sáng tác trang phục dạo phố cho nữ thanh niên dựa trên nghiên cứu nghệ thật gấp giấy Nhật Bản ORIGAM

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Sáng tác trang phục dạo phố cho nữ thanh niên dựa trên nghiên cứu nghệ thật gấp giấy Nhật Bản ORIGAMI

    MỤC LỤC

    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    4. Phương pháp nghiên cứu.

    B. PHẦN NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    1.1. Hiện trạng thời trang trên thế giới và ở Việt Nam.
    1.1.1. Thời trang trên thế giới.
    1.1.2. Thời trang ở Việt Nam.
    1.2. Lịch sử của nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản ORIGAMI.
    1.2.1. Xuất xứ và sự phát triển của nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản.
    1.2.1.1. Xuất xứ
    1.2.1.2. Sự phát triển
    1.2.2. Đặc trưng của nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản.
    1.2.3. Kỹ thuật gấp giấy Nhật Bản.
    1.2.4. Ứng dụng và đóng góp của nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản.
    1.2.4.1. Ứng dụng
    1.2.4.2. Đóng góp

    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SÁNG TÁC
    2.1. Cách thức tổ chức sáng tác
    2.1.1. Những yếu tố được rút ra sau quá trình nghiên cứu.
    2.1.2. Nghiên cứu xu hướng thời trang dạo phố xuân hè 2008 trên thế giới.
    2.1.3. Tìm hiểu và học hỏi nhà thiết kế trên thế giới.
    2.1.4. Nhận định xu hướng mốt 2007_2008 và đưa ra hình kết cấu
    2.2.Mô tả phương pháp và kỹ thuật thiết kế.
    CHƯƠNG 3. KẾT QU NGHIÊN CỨU VÀ SÁNG TẠO

    3.1.Hình kết cấu cơ bản và xu huớng màu của bộ sưu tập.
    3.2. Hệ thống mẫu phác thảo.
    3.3. Chọn mẫu thể hiện.
    3.4. Nguyên vật liệu chỉ định cho thiết kế.
    3.5. Những mẫu trang sức cho bộ sưu tập



    C. PHẦN KẾT LUẬN
    D. TÀI LIỆU THAM KHẢO





    A. PH ẦN M Ở Đ ẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Nhật Bản là đất nước được biết đến với nhiều nền văn hóa đặc trưng và độc đáo như: Trà đạo, kimono, tranh khắc gỗ, nghệ thuật gấp giấy ORIGAMI . Một loại hình nghệ thuật (một trò chơi dân gian) đuợc yêu thích, có sức ảnh huởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần, bởi những ứng dụng và sự đóng góp của nó, đó chính là nghệ thuật gấp giấy ORIGAMI- một môn nghệ thuật tạo hình có sức sáng tạo cao.
    ORIGAMI là môn nghệ thuật tạo hình độc lập, hoàn toàn khác biệt với những môn tạo hình nghệ thuật khác. Trong điêu khắc thì có loại "thêm" như đắp đất, thạch cao lên khung và "bớt" như đẽo, gọt tượng đá,gỗ. Còn trong Origami thì trước và sau khi gấp nó vẫn là một tờ giấy. Như lúc này bạn nhìn thấy đây là một con bọ, nếu tháo bung ra thì lại là một tờ giấy trắng.
    Trong thời trang thì có hai hướng, một là thiên về tạo hình, hai là thiên về trang trí. Nhưng trong quá trình tạo lên một sản phẩm vẫn có sự “cắt” để tạo hình và “đắp” để trang trí. Chất liệu làm nên những mẫu ORIGAMI là giấy còn sản phẩm thời trang lại là vải. Tuy nghệ thuật gấp giấy ORIGAMI và Thời trang là hai lĩnh vực riêng biệt song chúng có điểm tương đồng. Giấy và vải tuy khác nhau về mặt cơ lý hóa nhưng chúng có điểm chung là cùng một mặt phẳng 2 chiều.Thay kỹ thuật “cắt” để tạo hình cho sản phẩm bằng kỹ thuật “gấp” trong
    Gấp giấy ORIGAMI tạo nên một cách nhìn mới, một quan niệm mới trong lĩnh vực thời trang. Những kỹ thuật được đưa vào gấp giấy đó liệu có thể áp dụng vào gấp vải được không? Khi đưa vào trang phục thì những kỹ thuật nào sẽ phù hợp và ở mức độ liều lượng ra sao? Thời trang không tồn tại độc lập mà luôn bị tác động bởi nhế giới vật chất xung quanh và nghệ thuật gấp giấy thì không ngoại lệ.
    Đặc biệt, ORIGAMI như một trò ảo thuật đã biến một tờ giấy hình vuông (2 chiều) thành những mẫu hình phức tạp khác nhau (3 chiều) rồi lại trở về là một tờ giấy. Thí dụ ứng dụng ORIGAMI vào trong thiết kế tạo dáng cho sản phẩm, ngành đồ chơi đã tạo ra sản phẩm “2 trong 1” có tính công năng cao: một ô tô biến thành chiếc giầy trượt patin, biến thành một robot, hay như sản phẩm thời trang : một chiếc quạt nhựa biến thành chiếc mũ . Những sản phẩm này là một bước đột phá cho ngành mỹ thuật ứng dụng và cũng là nguyên nhân lớn khiến tôi tìm đến nghệ thuật gấp giấy ORIGAMI.
    Từ lòng yêu thích bộ môn nghệ thuật này, cùng với sự tò mò muốn tìm hiểu “thế giới gấp giấy” đầy những điều kỳ diệu là nguồn cảm hứng cho đồ án Tốt nghiệp của tôi có tên “Sáng tác trang phục dạo phố cho nữ thanh niên dựa trên nghiên cứu nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản ORIGAMI”. Với mong muốn tạo lên những bộ trang phục gây ấn tượng mạnh nhằm tôn vinh vẻ đẹp huyền bí sự thu hút đến lạ kỳ khiến bạn trở lên tự tin thể hiện cái tôi một cách khéo léo và táo bạo.

    2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
    2.1. Mục đích
    - Tạo dựng hình ảnh nữ thanh niên trẻ trung hiện đại, có cái “tôi” cá nhân mạnh mẽ nhưng không thiếu phần gợi cảm.
    - Đẩy mạnh khai thác kết cấu, tính công năng cao và tạo bề mặt cho cho chất liệu.
    2.2. Nhiệm vụ
    Thiết kế trang phục dựa trên nghiên cứu tư liệu về kỹ thuật gấp giấy để tạo khối và kết cấu mới cùng với việc nghiên cứu xu hướng mốt để những mẫu thiết kế ra có tính sát thực.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nữ thanh niên, lứa tuổi từ (20 tuổi đến 35 tuổi)
    3.2. Phạm vi nghiên cứu: Trang phục dạo phố xuân hè 2008
    4. Phương pháp nghiên cứu :
    · Tìm hiểu tư liệu về nghệ thuật gấp giấy để có cái nhìn tổng quan sâu sắc hơn về đề tài, qua đó rút ra những kỹ thuật sẽ sử dụng đưa vào sáng tác trang phục.
    · Nghiên cứu hiện trạng về những nhà thiết kế xu hướng thời trang dạo phố xuân hè 2008 nhằm đáp ứng nhu cầu thị truờng
    · Tổng hợp, đưa ra phác thảo cùng với kết cấu tổng thể của bộ sưu tập.
    · Chọn vật liệu và lên mẫu thể hiện.

















    B. PH ẦN N ỘI DUNG








    CHƯƠNG 1
    [​IMG][​IMG]CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN












    1.1. Hiện trạng thời trang trên thế giới và ở Việt Nam
    1.1.1. Thời trang thế giới
    Nghệ thuật gấp giấy đã trở thành một phương tiện nghệ thuật và sự khéo léo, là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà mỹ thuật nói chung hay các nhà thiết kế nói riêng. Khoảng những năm gần đây nghệ thuật gấp giấy đã trở lại và phát triển mạnh mẽ. Đề tài này đã được các nhà thiết kế nước ngoài khai thác theo nhiều khía cạnh. Cụ thể ở 3 khía cạnh sau:
    Một cách đơn giản là đưa các biểu tượng hình con giống lên các sản phẩm thời trang thông qua kỹ thuật “in ấn”. Các biểu tượng hình con giống mang ý nghĩa biểu chưng cho một quan niệm nào đó, được in lên theo ý đồ của nhà thiết kế hay do thị hiếu khách hàng. Những sản phẩm này được các bạn trẻ Nhật rất yêu thích.và đặc biệt là những nghệ sĩ gấp giấy.

    [​IMG]





    Ngoài cách in ấn thì kỹ thuật “gắn”, ghép các chi tiết lại với nhau để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện, nhà thiết kế Jose Castro-sp-2008 đã cho ra bộ sưu tập lấy biểu tượng bông hoa trong gấp giấy làm mô típ chủ đạo cũng rất ấn tượng.
    Những bông hoa dược đặt ở những vị trí rất hợp lý khiến cho mỗi bộ trang phục có những vẻ đẹp khác nhau. Một bông hoa to được đăt trước ngực gây sự chú ý tò mò, còn nhiều bông đứng túm tụm lại với nhau tạo nên vẻ đep lãng mạn tăng thêm phần gợi cảm.

    [​IMG]



    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    - Bên cạnh bộ sưu tập của nhà thiết kế Jose Castro là chiếc áo cưới do bà Mariana Leung thiết kế đã sử dụng kỹ thuật “gắn” hình những con hạc mang biểu trưng hạnh phúc, cũng rất cầu kỳ được may bằng chất liệu lụa thô không nhuộm.




    - Sử dụng kỹ thuật gấp trực tiếp để tạo nên bề mặt, hay tạo “form” cho sản phẩm là cách khai thác độc đáo, khác hoàn toàn với cách “gắn” dễ bị bắt chước và nhái lại. Còn ở đây những sản phẩm được tạo nên “nhìn thấy như vậy nhưng bản chất không phải như vậy”, khi chạm vào sản phẩm cũng rất khó để bắt chước, nó hoàn toàn không giống những gì mà bạn nhìn thấy. Trong bộ sưu tập của hai nhà thiết kế Jeremy Laing 2007 và Ana Sekularac 2007-2008 đã thể hiện rất rõ tính độc đáo này:


    [​IMG]
    Jeremy Laing 2007

    [​IMG]
    Ana Sekularac 2007-2008

    Những kỹ thuật đó đã được nhiều nhà thiết kế thời trang nổi tiếng trên thế gới khai thác và ứng dụng trong việc thiết kế. Không nằm ngoài quan điểm trên, tôi- một sinh viên-một nhà thiết kế trong tương lai với mongmuốn cọ sát, thử sức với mảng đề tài này, qua đó góp một phần cảm nhận riêng để truyền tải tinh thần và sự độc đáo của môn nghệ thuật này tới các bạn trẻ ưu thích sự khám phá và tìm tòi.
    1.1.2. Thời trang ở Việt Nam
    Thời trang Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong nước nói riêng và trên thế giới nói chung.Việc gia nhập WTO là một cơ hội cũng là một thử thách để ngành may mặc Việt Nam thoát khỏi con đường gia công sản phẩm, từng bước xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu “ Made in Vietnam” trên thị trường quốc tế, đồng thời cũng đòi hỏi ngược lại về phía nhà sản xuất một cam kết cạnh tranh lành mạnh, chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp cuả các nhà thiết kế được thể hiện trên từng chi tiết dù là nhỏ nhất của từng bộ trang phục. Mỗi bộ sưu tập là một góc nhìn, mỗi cảm xúc vẻ đẹp lãng mạn và tươi trẻ của mùa Xuân và sôi động của màu Hè. Đặc biệt năm nay các nhà thiết kế rất thành công trong việc vận dụng khuynh hướng thời trang quốc tế để tạo ra khuynh hướng thời trang trong nước, từng bước tạo nên sự đồng bộ về phong cách và không khí thời trang theo mùa ở Việt Nam


    Thị trường Việt Nam với nhiều phong cách tràn ngập và xu hướng Origami đang bắt đầu xuất hiện ở các shop nổi tiếng như Nem New, Levis .
    Trong cuộc thi Vietnam collection, NTK Nguyễn Trọng Hoàng đã đoạt giải ấn tượng với cảm hứng từ “ánh sáng ngân hà” và ứng dụng nghệ thuật gấp Nhật Bản Origami để tạo lên những “form”, khối, đường cắt, đường kết nối .rất ấn tượng.


    [​IMG]




    - Nếu xét về phương diện sản xuất trong công nghiệp thì sản phẩm của NTK Hoàng đáp ứng được tính thẩm mỹ, tính độc đáo song về tính hợp lý và tính
    +kinh tế thì không. Để may lên những bộ trang phục như thế mất rất nhiều thời gian và công sức, kinh tế không rẻ bởi trang phục đó tốn rất nhiều vải (NTK Hoàng đã sử dụng 100 miếng vải thành 50 lớp, mỗi lớp 2 miếng tạo thành bộ “khung” của các trang phục). Hơn nữa tính ứng dụng của các trang phục đó không cao vì chỉ mặc được trong các buổi dạ hội.
    1.2. Nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản Origami
    1.2.1. Xuất xứ và sự phát triển của nghệ thật gấp giấy Nhật Bản
    1.2.1.1. Xuất xứ
    ORIGAMI, tên gọi được quốc tế hóa hiện nay của nghệ thuật xếp giấy - là một từ Nhật bản ( Oru = xếp, Kami = giấy, khi ghép 2 từ lại, thành origami ). ORIGAMI có thể xuất hiện ở Trung Quốc (vì giấy được phát minh ở Trung Quốc) nhưng Nhật Bản mới chính là quê hương chính thức của môn nghệ thuật này. Bởi người Nhật bắt đầu sử dụng những tác phẩm gấp giấy đầu tiên cho mục đích tôn giáo (đạo Shinto) trong khoảng cuối thế kỷ thứ VI và đầu thế kỷ thứ VII. Người Nhật rất quý giấy, họ làm ra rất nhiều thứ thiết yếu từ giấy, thậm chí cả nhà cửa cũng bằng giấy và chính từ đây. Nhật là nước đã làm cho nghệ thuật xếp giấy phát triển cao và phong phú nhất.
    1.2.1.2. Sự phát triển
    Người Nhật phát triển nghệ thuật ORIGAMI bằng những bài học truyền miệng trong gia đình như một thú vui giải trí. Vì không có sách vở nào viết lại nên rất nhiều tìm tòi cá nhân đã bị mai một. Chỉ đến năm 1797, cuốn sách đầu tiên hướng dẫn xếp giấy tên là Senbazuru Orikata (gấp 1000 con hạc) mới được xuất bản.Và đến năm 1880, cái tên ORIGAMI mới xuất hiện. Trước đó người ta gọi môn nghệ thuật này là ORIKATA.
    Cũng trong khoảng thời gian này nghệ thuật xếp giấy cũng được phát triển ở Tây Ban Nha và sau đó là Agentina( nhưng với một cái tên khác là PAPIROFLEXIA). Người Tây Ban Nha học được nghệ thuật này từ những thương gia A rập. Tuy nhiên những sáng tạo về xếp giấy của họ không thể so sánh với người Nhật. Vào thập niên 50 của thế kỷ XX, nghệ nhân Yoshizawa đã viết một cuốn sách ORIGAMI với những mẫu hoàn toàn mới, phức tạp và đầy sáng tạo. Ông cùng với một người Mỹ tên là Sam Randlett, đã sáng tạo ra cách hướng dẫn xếp giấy ORIGAMI bằng các hình học đơn giản. Và các triển lãm vòng quanh thế giới của ông đã góp phần đưa ORIGAMI từ một trò giải trí truyền thông của một dân tộc trở thành một môn nghệ thuật được công nhận trên toàn cầu.
    1.2.2. Đặc trưng của nghệ thuật xếp giấy Nhật Bản:
    - Biến một tờ giấy hình vuông(2 chiều) mà thường là hình vuông, thành những mẫu hình phức tạp khác nhau(3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập.
    - Khởi đầu, có lẽ một trong những sự khác biệt của nghệ thuật xếp giấy Đông phương và Tây phương là phần lớn các cao thủ Đông phương thường tạo ra các mẫu đơn giản, trừu tượng, ít nét mà vẫn bắt được cái thần của vật muốn xếp .Các cao thủ Tây phương thì thường thích xếp chi tiết, phức tạp thiên về kỹ thuật. Ngày nay thì các tiêu chuẩn về thẩm mỹ Đông Tây cũng như mọi phát triển khoa học kỹ thuật khác đều được cả hai bên tiếp thu và biết đến rộng rãi qua sách báo và các phương tiện truyền thông hiện đại.Thế hệ các cao thủ Origami hiện nay cả Đông và Tây đều có những người mạnh cả về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Các cao thủ xếp giấy hiện đại bao gồm các nghệ sĩ, các nhà toán học, vật lý học, kỹ sư, các aỏ thuật gia v.v . Nhiều kỹ thuật xếp mới được phát minh và các mẫu Origami ngày nay có thể phức tạp tới mức khó tưởng tượng được. Có thể nói hầu như bất cứ cái gì cũng có thể "xếp" ra được từ một tờ giấy.
    Cả hai "trường phái" xếp giấy - phức hoá và giản hóa, thiên về kỹ thuật hay nghệ thuật, đều được phát triển. Với một chú bọ Origamị, nhận ra được nó thuộc họ bọ nào, với đầy đủ ăng ten, chân, cánh, đúng tỷ lệ được xếp từ một tờ giấy hình vuông (không dùng kéo) - hay ngược lại, một mẫu origami trừu tượng đơn giản vài nếp gấp. Có mẫu phức tạp phải xếp cả tuần hay mấy tuần mới xong, lại có các tác phẩm xếp giấy như bộ xương khủng long khổng lồ.
    1.2.3. Kỹ thuật xếp giấy Nhật Bản Origami:


    Thế giới của ORIGAMI được hình thành từ 3 phần: Tờ giấy hình vuông; hình cơ bản và các mẫu gấp. Từ một tờ giấy hình vuông tạo ra một số lượng nhất định các hình cơ bản. Từ hình cơ bản tạo ra vô vàn các mẫu gấp giấy.




    Hình cơ bản Các mẫu gấp giấy
    [​IMG]
    -Trong đó có 2 cách gấp: gấp nguyên một tờ giấy thành một mẫu, cách khác là gấp từng bộ phận ghép thành một mẫu.
    Gấp nguyên một tờ giấy thành một mẫu:
    [​IMG]
    Gấp từng bộ phận ghép thành một mẫu:
    [​IMG]
    [​IMG]




    Khi dự định gấp một con vật nào đó, người gấp bắt đầu bằng việc nghiên cứu các hình cơ bản đã biết, xem hình nào có thể cho phép tạo ra con vật đó. Phải trải qua nhiều lần thử nghiệm mới có thể tìm được hình cơ bản phù hợp và đạt được mẫu gấp như mong muốn. Nếu không có hình cơ bản phù hợp thì nhất thiết phải nghĩ đến việc tìm hình cơ bản mới. Việc thiết lập hệ thống hình cơ bản có ý nghĩa hết sức quan trọng, để được mẫu riêng thì phải thuộc hình cơ bản.
    - Ngoài ra có sự trợ giúp của computer thì công việc thiết kế lên nhanh hơn chủ động hơn.khi hoàn thiện xong mẫu thiết kế chỉ việc gấp lại theo những đường đã vẽ, dưới đây là một số hình minh họa:
    [​IMG]









    [​IMG]ột kỹ thuật xếp không -thể không nhắc tới đó là kỹ thuật " xếp ướt" mà Yoshizawa là người tiên phong. Các loại giấy dầy được làm ướt cho mềm đi rồi xếp. Với kỹ thuật này, người xếp có thể " nặn" giấy, "uốn giấy",coi giấy như là đất sét. Có thể bắt gặp trong các tác phẩm xếp giấy gần với điêu khắc đều được xếp bằng kỹ thuật nàỵ Ngoài ra, khi giấy khô, tác phẩm sẽ giữ dược lâu và bền hơn.


    vật liệu


    -Giấy gồ rất nhiều loại, gần với giấy là
    giấy dán tường, thường xếp với hồ dùng cho loại này, vì giấy dán tường thường không giữ nếp như giấy thường nên dùng keo dán ở một vài điểm cố định.

    [​IMG]


    -Các tấm kim loại mỏng cũng xếp được nhưng khó mà chỉ xếp những mẫu đơn giản
    - Lưới kim loại dễ kiểm soát hơn khi xếp, các loại lưới sắt, đồng . xếp lớn thì có thể để ngoài trời, trang trí trong vườn .xếp thường phải cẩn thận.
    [​IMG][​IMG]-Lưới kim loại dễ kiểm soát hơn khi xếp, các loại lưới sắt, đồng .xếp lớn thì có thể để ngoài trời , trang trí trong vườn . Xếp thường phải cẩn thận


    -Ở Ý hay Tây Ban Nha bán mặt nạ bằng da được “Xếp” rất phóng khoáng, họ dùng lửa hay dụng cụ làm nóng uốn nắn sau khi làm ướt - một hình thức “xếp ướt”.
     
Đang tải...