Luận Văn Sáng tác trang phục dạ hội cho nữ thanh niên dựa trên nghiên cứu tranh Gustav Klimt

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cùng với sự phát triển của nhân loại, ngành thời trang đã và đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong cuộc sống. Trải qua nhiều thế kỷ với biết bao thăng trầm, biến động, bộ mặt của ngành ngày càng được định hình rõ rệt và không ngừng phát triển. Trong dòng chảy tiến hoá đó thời trang nghiễm nhiên trở thành một trong những ngành công nghiệp phát triển. Mặt khác, sản phẩm của thời trang không chỉ là sản phẩm công nghiệp đơn thuần, mà hơn thế nữa là sản phẩm văn hoá của mỗi dân tộc, là chứng tích của nền văn minh nhân loại qua từng thời kỳ lịch sử.
    Việc kết hợp giữa hội hoạ và thời trang, lấy hội hoạ làm cảm hứng sáng tác cho thời trang, đã được rất nhiều các nhà tạo mẫu trên thế giới và cả Việt Nam thể hiện thành công. Bởi vậy qua quá trình học tập và tìm hiểu về nền hội hoạ thế giới, với lòng đam mê nghệ thuật hội hoạ, sự ngưỡng mộ các kiệt tác của các danh hoạ trên thế giới em đã chọn đề tài “sáng tác trang phục dạ hội dựa trên nghiên cứu tranh của Gustav Klimt”.
    Gustav Klimt là một danh hoạ đại tài. Tranh của ông là những kiệt tác, là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác thiết kế thời trang. Bởi khi nhìn vào tác phẩm của ông chúng ta luôn thấy được sự sáng tạo không ngừng, một vẻ đẹp thanh lịch, yêu kiều, quyến rũ. Sự sáng tạo trong tranh của ông gần gũi với cả phương Đông và phương Tây, ông đã biểu trưng hoá đặc điểm của các nền nghệ thuật lớn, tái hiện quá khứ huy hoàng của các nền văn hoá.
    Những tác phẩm của Klimt chính là những cái nhìn độc đáo về thời trang. Có thể nói ông là một hoạ sỹ của thời trang. Việc nghiên cứu kết hợp để đưa những nét đẹp tinh tế trong tranh của Klimt vào trang phục dạ hội sẽ đem lại một hiệu quả rất lớn, tạo cho bộ sưu tập những ấn tượng mới, có được sự sang trọng, quý phái, độc đáo của tranh Klimt mà vẫn toát lên được vẻ đẹp quyến rũ của cơ thể thông qua trang phục.
    Việc nghiên cứu và tìm ra được rất nhiều vẻ đẹp về màu sắc hình khối, đường nét, nghệ thuật trang trí trong tranh của Gustav Klimt đã gợi mở cho em nhiều cảm hứng sáng tác mới, nên em đã lựa trọn đề tài này làm đồ án tốt nghiệp của mình.
    Kết cấu:
    Chương I: Nghiên cứu bối cảnh lịch sử, cuộc đời, sự nghiệp và những nét đặc trưng trong nghệ thuật sáng tác của GUSTAV KLIMT
    Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
    Chương III: Đối tượng và yêu cầu đối với sản phẩm sáng tác
    Chương IV: Kết quả nghiên cứu sáng tạo


    MỤC LỤC
    PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
    1.1. Lời nói đầu
    1.2.Lý do chọn đề tài
    1.3.Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của đề tài
    PHẦN II: NỘI DUNG NGHIấN CỨU SÁNG TÁC
    CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU BỐI CẢNH LỊCH SỬ, CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP VÀ NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG NGHỆ THUẬT SÁNG TÁC CỦA GUSTAV KLIMT
    1.1. Nghiờn cứu bối cảnh xó hội và nền mỹ thuật cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ XX
    1.1.1. Bối cảnh xó hội và nền mỹ thuật cuối thế kỷ thứ XIX
    1.1.2. Bối cảnh xó hội và nền mỹ thuật đầu thế kỷ XX
    1.2. Trường phái nghệ thuật tượng trưng và những nột tiờu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Gustav Klimt
    1.2.1. Trường phái nghệ thụât tượng trưng
    1.1.2. Những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Gustav Klimt
    1.3. Nghiên cứu bút pháp sáng tác và nét đặc trưng trong các tác phẩm của Gustav Klimt.
    1.3.1. Nghệ thuật sáng tác, nét đặc trưng và những tác phẩm tiêu biểu của Gustav Klimt.
    1.3.2. Thời trang thể hiện trong tranh của Gustav Klimt
    CHƯƠNG II: CƠ SỞ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
    2.1.Lịch sử và thực trạng thời trang thế giới và khu vực theo đề tài.
    2.2.Lịch sử và thực trạng thời trang Việt Nam theo đề tài
    2.3.Xu thế thời trang thế giới 2008
    CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG VÀ YấU CẦU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SÁNG TÁC
    3.1. Đối tượng sáng tác
    3.2. Tõm lý và thị hiếu đối tượng sáng tác
    3.3. Yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm sáng tác
    CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIấN CỨU SÁNG TẠO
    4.1. Những kết quả đạt được về mặt lý thuyết
    4.1.1. Kết cấu bộ sưu tập dựa trên nghiên cứu theo đề tài.
    4.1.2. Triển khai các phương án sáng tạo theo xu thế mốt
    4.2. Mẫu thể hiện
    4.2.1. Mẫu thể hiện số 1
    4.2.2. Mẫu thể hiện số 2
    4.2.3. Mẫu thể hiện số 3
    4.3.Vật liệu dự kiến
    KẾT LUẬN
    Tài liệu tham khảo
     
Đang tải...