Luận Văn Sáng tác trang phục ấn tượng lấy ý tưởng từ màu sắc, hình dáng sứa biển

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU



    1. LỜI NÓI ĐẦU

    Có lẽ phải nói rằng “ thời trang “ không phải là bất biến mà đã trải qua một quá trình cải tiến, biến đổi không ngừng theo chiều hướng tăng cường cái tiện lợi, cái đẹp để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của từng thời kỳ lịch sử. Sử sách cũ đã cho biết rằng, thời Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc tồn tại trên 500 năm trước công nguyên, trang phục của cư dân Việt đã phẩn ánh trình độ phát triển, đầu óc thẩm mỹ và bản sắc văn hoá của người Việt cổ. Người Việt cổ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau: từ sợi đay, gai, tơ tằm, sợi bông, nên đã đáp ứng được nhu cầu may mặc của nhân dân. Trong sinh hoạt đời thường, nam đóng khố, nữ mặc váy, váy của nữ giới có loại quấn, loại chui và được làm từ một mảnh vải dài, rộng. Chúng ta thấy rằng, từ chiếc váy thời Văn Lang - Âu Lạc cho đến chiếc váy của các liền chị quan họ Bắc Ninh hay mặc trong những ngày lễ hội, đó là một sự cải tiến phát triển không ngừng. Chúng ta cũng biết rằng vào những ngày lễ hội, trang phục của nam và nữ đều đẹp hơn, đó là những bộ trang phục được trang trí bởi mũ lông chim, váy xoè kết bằng lông chim, hoặc lá cây và mang nhiều đồ trang sức đẹp ( khuyên tai, chuỗi hạt, nhẫn, vòng tay, vòng ống chân bằng đá hoặc bằng đồng). Sự phát triển của nền nông nghiệp lúa nước, kết hợp với sự phát triển của các nghề thủ công và kỹ thuật luyện kim đá tạo điều kiện làm phong phú và đa dạng các đồ trang sức. Mặt khác, sự phong phú và dùng nhiều loại đồ trang sức đẹp càng chứng tỏ đời sống vật chất được nâng cao của dân Việt cổ.

    Cùng với đời sống được nâng cao, trải qua thời kỳ xây dựng và bảo vệ độc lập của tổ quốc, nhu cầu may mặc về thời trang ngày càng mở rộng. Sử cũ chép, từ đầu thời Lý( thế kỷ XI), tơ lụa đã phổ biến và có chất lượng tốt, trong cung các công nữ đã dệt được vải gấm.

    Đến thời kỳ nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm, rồi áp đặp nền đô hộ trên 100 năm, cùng với những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội thì thời kỳ này thời trang có sự thay đổi nhanh trên cơ sở tinh thần dân tộc sâu sắc.

    Trong thời kỳ cận đại lịch sử Việt Nam, ngay từ đầu thế kỷ XX, một số nghệ sỹ đã nghiên cứu, nâng cao, cải tiến áo dài truyền thống của phụ nữ Việt Nam thêm duyên dáng, vừa giữ được vẻ truyền thống, vừa mang tính hiện đại, phù hợp với cuộc sống thời kỳ mới.

    Để kết thúc phần này, có thể khẳng định rằng, mọi cải tiến nhăm nâng cao vẻ đẹp của y phục, thời trang đều được hoan nghênh, khuyến khich. Tuy vậy, điều cần nhấn mạnh là luôn luôn phải đảm bảo tính tế nhị, kín đáo, duyên dáng, tránh mọi sự thừa thãi, xô bồ, phức tạp, vừa phải kế thừa cái hay, cái đẹp của y phục thời trang truyền thống, vừa phục vụ được nhu cầu cuộc sống và thẩm mỹ ngày càng đổi mới và nâng cao. Muốn vậy, các nhà thiết kế của Việt Nam phải có những kiến thưc căn bản về văn hoá để loại bỏ những lạc hậu, tiến tới cái hiện đại văn minh.



    2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Thiên nhiên là một phần quan trọng trong cuộc sống của con người. Từ khi khai thiên lập địa, con người luôn gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Thiên nhiên đem lại cho con người những giá trị to lớn về vật chất lẫn tinh thần. Thiên nhiên chứa đựng vô vàn những bí ẩn kỳ diệu mà con người luôn mong muốn khám phá. Mong muốn đố không phải chỉ của các nhà khoa học, đó con là niềm đam mê của các nghệ sĩ. Đến nay các nhà thiết kế thời trang lại tìm con đường trở về với cội nguồn trong một thế giới văn minh hơn nhưng thực tế hơn. Có thể nói rằng vẻ đpj thiên nhiên luôn là đề tài hấp dẫn cho những nhà thiết kế, nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ

    Góp phần vào đó các nhà thiết kế thời trang cho ra các bộ sưu tập từ các chất liệu làm ô nhiễm môi trường hay những bộ sưu tập hướng về thiên nhiên như cỏ cây, hoa lá, động vật, riêng tôi – là một sinh viên thời trang nhưng cũng muốn hoà mình vào hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường bằng những việc làm thực tế, đó là sáng tác bộ sưu tập thời trang dựa trên những nghiên cứu về loài sứa biển. Đó là một loài sinh vật biển mà ở đó vẻ mềm mại được chứa đựng trong hình dáng vô cùng độc đáo. Hoà sắc sống động kì lạ của thiên nhiên được mang ngay trong hình dạng của những sinh vật nhỏ bé đó. Tìm hiểu những bí ẩn nằm sâu dưới làn nước biển xanh thẳm, một thế giới thứ hai trong lòng đất, ở đó có muôn vàn màu sắc lung linh của những loài động vật, thực vật, một thế giới vô cùng phong phú. Chính nét đẹp được khơi nguồn từ dòng chảy cảm xúc đã tạo cho tôi nguồn cảm hứng để thể hiện đề tài tốt nghiệp của mình là: “ Sáng tác trang phục ấn tượng lấy ý tưởng từ màu sắc, hình dáng sứa biển”.



    3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

    Giữ gìn bản sắc dân tộc, cái cũ để phát triển thành cái mới, hiện đại hơn để thích ứng với cuộc sống đô thị ngày nay.

    Góp tiếng nói chung vào công cuộc bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo tồn những giá trị mà thiên nhiên mang lại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...