Luận Văn Sáng tác trang phục ấn tượng lấy cảm hứng từ trang phục của người dao đỏ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

    KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP

    -----***-----





    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP





    Đề tài:

    SÁNG TÁC TRANG PHỤC ẤN TƯỢNG

    LẤY CẢM HỨNG TỪ TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ





    Giảng viên hướng dẫn: GSTS. NGUYỄN NGỌC DŨNG

    TS. NGUYỄN VĂN VĨNH

    HOẠ SĨ TRẦN HỮU TIẾN

    Sinh viên thực hiện:

    Lớp: K10 THỜI TRANG


    MỤC LỤC





    Chương I: Tổng quan về thiết kế thời trang 04

    1 Design . 04

    1.1. Khái niệm về Design . 04

    1.2. Tác động của Design đến xã hội . 05

    1.3. Vị trí của Design trong đời sống . . 07

    2. Các vấn đề lý luận về thiết kế thời trang . 09

    2.1. Khái niệm về thời trang . 09

    2.2 Tính chất và đặc điểm sản phẩm thời trang 09

    Chương II: Cơ sở thực tiễn và cảm hứng sáng tác . . 10

    1. Sơ lược về thời trang Việt Nam . 10

    1.1. Trang phục dân tộc Kinh 10

    1.2. áo dài Việt Nam . . 17

    1.3. Trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam . 18

    2. Đôi nét về thời trang thế giới . . 22

    2.1. Thời trang thế giới trong thể kỷ XX . 22

    2.2. Thời trang giai đoạn từ năm 2000 đến nay . 23

    3. Xu hướng thời trang hiện đại . . 23

    Chương III: Cảm hứng và ý tưởng sáng tác . . 29

    1. Khảo sát đề tài . . 29

    1.1. Văn hóa . 29

    1.2. Trang phục của người Dao . 33

    1.3. Thị trường . 36

    2. Phương hướng thiết kế 37

    Chương IV: Quy trình tạo mẫu . . 38

    1. Bảng nghiên cứu . 38

    2. Biểu tượng . 39

    3. Phát triển mẫu . 40

    4. Mẫu thể hiện 42

    5. Áp phíc quảng cáo . . 43

    6. Sản phẩm hoàn thiện 44

    Chương V: Tính toán hiệu quả kinh tế . . 50



    CHƯƠNG I

    TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ THỜI TRANG



    1. DESIGN

    1.1. Khái niệm về Design

    Ta có thể hiểu một cách khái quát thì Design là nghề thiết kế tạo mẫu, nghề thiết kế mỹ thuật sản phẩm, môi trường sống hay thế giới đồ vật.

    Để hiểu rõ hơn về Design ta quay lại lịch sử để thông qua sự hình thành của Design, qua những định nghĩa của từng thời kỳ khác nhau của những con người khác nhau mà tìm ra được cái chung nhất về Design. Tuy không thể thống nhất được toàn bộ nhưng ta sẽ có một hình dung khá rõ về Design.

    Chúng ta thấy Design có mặt ở khắp mọi nơi, nó hiện diện trong cuộc sống, tưởng trừng như hơi thở, như không khí luôn ở xung quanh chúng ta. Design giống như một ngành nghệ thuật, là chủ đề thường gặp trong các lĩnh vực văn hoá. Trong lịch sử, Design đã sớm xuất hiện, tuy vẫn còn là khái niệm giản đơn không sâu, rộng như hiện nay nhưng nó đã mở đầu để đưa nghệ thuật vào đời sống.

    Design có nguồn gốc từ Disegno, gốc chữ Latinh theo tiếng Ý. Nó phát triển trong thời kỳ Phục Hưng, lúc này disegno được dùng để chỉ khắc hoạ công việc phác thảo, thuật vẽ, thiết kế bản vẽ, là cơ sở của mọi nghệ thuật thị giác, công việc của sự sáng tạo. Thuật ngữ này thường ám chỉ công việc sáng tạo của các hoạ sĩ vẽ tranh, nặn tượng, như công việc của Leona De Vinci thường làm. Nó là công việc mang tính kế hoạch vạch ra cho một tác phẩm và nó cũng hàm nghiã là một nghệ thuật ứng dụng. Ngày nay người ta hiểu Design như là một kế hoạch, một phác thảo cho một sản phẩm công nghiệp. Design được dùng trong sản xuất công nghiệp ở Anh, sau này lan sang các nước khác. Design cũng được hiểu là nghệ thuật ứng dụng hay được gọi là mỹ thuật công nghiệp, thiết kế thẩm mỹ mỹ thuật, tạo dáng công nghiệp. Các nước phương Tây vẫn thường gọi là Design nhưng với cách định nghĩa riêng.

    Design là một ngành tạo dáng, nằm trong quá trình chuẩn bị cho sản phẩm và hệ thống sản phẩm. Trong đó, yếu tố thẩm mỹ là một phần thống nhất gắn bó hữu cơ với các thành phần khác như khoa học, công nghiệp thiết kế nhằm tối ưu hoá về giá trị sử dụng, thoả mãn các nhu cầu về văn hoá thẩm mỹ của các chế độ xã hội, thích hợp với những điều kiện của nền sản xuất công nghiệp (định nghĩa của người Đức).

    Design là một hoạt động sáng tạo nhằm xác định các đặc tính hình thức của các đồ vật mà người ta muốn sản xuất theo lối công nghiệp. Và cũng không nên cho các đặc tính hình thức chỉ là một tính chất bên ngoài cho một đồ vật hay một hệ thống đồ vật. Và những hình thức ấy phải có hệ thống, thống nhất với đồ vật (Quan điểm của người Tây Đức).

    Design là việc thiết kế lên hình dáng cho sản phẩm. Hình dáng này phải thích hợp với nội dung vận hành bên trong. Nó có vẻ đẹp độc lập, hài hoà trong một môi trường của nhiều vật nhằm tổ chức một môi trường thẩm mỹ (Định nghĩa của Solaviep - người Nga)

    Design đã được thừa nhận và định nghĩa, nội dung của nó cũng luôn được thay đổi. Nó là công việc gắn liền với nền công nghiệp phát triển, mỗi ngày nó được chuyên môn hoá cao để đáp ứng cho sản xuất sản phẩm hàng hoá hay công nghiệp. Bây giờ Design đã trở thành một nghề, tạo nên cái đẹp ứng dụng với đủ ba yếu tố: đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, sử dụng vật liệu mới và sử dụng công nghệ mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...