Thạc Sĩ Sáng tác của Hoàng Thế Sinh trong văn suôi Yên Bái đương đại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    5 1
    MỤC LỤC

    Trang bìa phụ Trang

    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn . ii
    Mục lục . iii
    MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG . 7
    Chương 1. VĂN XUÔI YÊN BÁI VÀ TÁC PHẨM CỦA HOÀNG THẾ SINH
    1.1. Diện mạo văn xuôi Yên Bái 7
    1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Hoàng Thế Sinh 21
    1.2.1. Tiểu sử và con người . 21
    1.2.2. Tác phẩm và vị trí của Hoàng Thế Sinh trong văn xuôi Yên Bái .22
    Chương 2. CON NGƯỜI VÀ HIỆN THỰC MIỀN NÚI TRONG VĂN XUÔI
    HOÀNG THẾ SINH . 26
    2.1. Một xã hội miền núi còn nhiều bất công, tiêu cực 26
    2.2. Ý thức cá nhân và số phận con người . 34
    2.3. Mối quan hệ con người - tự nhiên 42
    2.3.1. Một thế giới thiên nhiên phong phú, đa dạng 43
    2.3.2. Tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên 45
    2.3.3. Quy luật nhân quả 51
    Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI
    HOÀNG THẾ SINH 56
    3.1. Xây dựng nhân vật 56
    3.1.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình 57
    3.1.2. Sự phân tuyến nhân vật 60
    3.2. Ngôn ngữ . 63
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    6 1
    3.2.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ 64
    3.2.2. Ngôn ngữ đậm chất kí 67
    3.3. Yếu tố kì ảo . 72
    3.4. Giấc mơ . 76
    KẾT LUẬN 82
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 85



















    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    7 1

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    1 1
    MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài
    1.1. Trong sự phát triển chung của nền văn học nước nhà không thể không
    nói đến sự xuất hiện, vị trí cũng như những đóng góp to lớn của mảng văn học
    viết về dân tộc và miền núi. Cùng chung mảng đề tài viết về dân tộc và miền
    núi, trong khi văn xuôi các dân tộc thiểu số đội ngũ sáng tác chỉ gồm các nhà
    văn xuất thân là người dân tộc thiểu số, thì trong văn xuôi viết về dân tộc và
    miền núi có sự hiện diện khá đông đủ bộ mặt văn học các dân tộc anh em. Thành
    tựu của mảng đề tài này thể hiện ở chỗ chính các nhà văn đến từ đồng bằng lại
    gắn bó với miền núi như một phần máu thịt của mình. Vì vậy nó đem đến cho
    văn xuôi miền núi sự phong phú, đa dạng về phong cách nghệ thuật, và như nhà
    nghiên cứu Phong Lê đã nói: “văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ đẹp
    riêng, không thay thế được, không ai bắt trước được”.
    Văn xuôi các dân tộc miền núi ra đời muộn hơn so với thơ ca. Đầu thể kỉ
    XX, thể loại này mới được biết đến. Tuy nhiên, những tác phẩm đầu tiên ấy lại
    là do những tác giả người Kinh viết, với một số tên tuổi đại thụ như: Thế Lữ,
    Lan Khai, Tchya, Nam Cao, Tô Hoài, sau này là Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng,
    Trung Trung Đỉnh . Những cây bút người Kinh viết về đề tài dân tộc, miền núi
    trước Cách mạng và trong kháng chiến đã trở thành người thầy tinh thần, khơi
    nguồn cho của những tài năng văn học dân tộc thiểu số xuất hiện, phản ánh sâu
    rộng hiện thực miền núi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
    Ngày nay, văn xuôi các dân tộc thiểu số có một đội ngũ sáng tác đông đảo
    trải dài trên khắp các vùng miền cả nước. Bên cạnh các nhà văn là người dân tộc
    thiểu số như Vi Hồng, Hoàng Hạc, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Vi Thị Kim
    Bình, Cao Duy Sơn, Hlinh Niê . vẫn có những cây bút người Kinh đã và đang
    gắn bó với núi rừng. Những con người dân tộc miền núi thật thà, giản dị, ân tình
    và đôn hậu giữa núi rừng hùng vĩ đã gắn bó với họ như một phần máu thịt, một
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    2 1
    phần hơi thở của cuộc sống. Và chính họ đã ấp ủ những đứa con tinh thần gây
    được tiếng vang lớn trong đời sống văn học cả nước tiêu biểu như Hoàng Thế
    Sinh,Đoàn Hữu Nam, Vũ Xuân Tửu, Đỗ Bích Thúy, , Phạm Duy Nghĩa, Tống
    Ngọc Hân .
    1.2. Yên Bái là vùng đất có tiềm năng lớn về một nền văn hóa, văn học của
    các dân tộc thiểu số anh em. Những truyện thơ Tày – Thái đậm ddaf bản sắc dân
    tộc, những khúc dân ca say đắm, những câu ca dao, tục ngữ mộc mạc mà sâu
    sắc . là nguồn mạch vô tận cho sáng tạo văn chương thời hiện đại. Và bản thân
    nền văn hóa, văn học dân gian đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo góp phần đnuôi
    dưỡng cho những nhà văn, những người nghệ sĩ đầy tài năng, cống hiến hết
    mình cho sự nghiệp văn học nghệ thuật của dân tộc.
    Các nhà văn viết về miền núi không ít, tuy nhiên những tác phẩm viết về
    vùng núi cao Yên Bái có thể nói là hiếm. So với mặt bằng chung của nền văn
    chương các dân tộc vùng Tây Bắc thì văn học Yên Bái phát triển không mạnh,
    chỉ với một vài cây bút quen thuộc như: nhà thơ Ngọc Bái, nhà văn Hà Lâm
    Kỳ . Hoàng Thế Sinh cũng là một cây bút hiếm hoi trong sự phát triển ấy. Nhà
    nghiên cứu Văn Giá đã từng viết trong lời giới thiệu bộ ba tiểu thuyết Bụi hồ;
    Xứ mưa; Rừng thiêng như sau: “Các sáng tạo của nhà văn Hoàng Thế Sinh là
    một giọng điệu vạm vỡ góp phần làm cho văn chương xứ sở Yên Bái có sức lan
    xa, tỏa sức sống cùng với văn chương cả nước”; đồng thời khẳng định rằng:
    “Cái thủy thổ văn chương Yên Bái danh giá hiện nay không chỉ có Hoàng Thế
    Sinh. Nhưng cứ thử vắng Hoàng Thế Sinh mà xem . Nói thế, đã là văn nhân thì
    cũng chẳng lấy làm kiêu”.
    Hệ thống tác phẩm của Hoàng Thế Sinh khá phong phú về số lượng với
    các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí. Ông đã giành được một số giải thưởng
    văn học ở trung ương và địa phương.
    1.3. Hoàng Thế Sinh là một trong số rất ít các nhà văn miền núi có tư tưởng
    đề cao mối quan hệ hòa hợp con người – tự nhiên với tinh thần bảo vệ tự nhiên,
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    3 1
    bảo vệ môi trường sinh thái. Vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái đang là vấn đề
    nóng bỏng mang tính toàn cầu. Do đó, tác phẩm của Hoàng Thế Sinh và các cây
    bút thuộc khuynh hướng tư tưởng này mang ý nghĩa thời sự và nhân sinh sâu
    sắc.
    1.4. Hoàng Thế Sinh hiện là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông có nhiều
    đóng góp cho nền văn xuôi Yên Bái nói riêng và nền văn xuôi viết về miền núi
    nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về
    văn xuôi địa phương Yên Bái cũng như văn xuôi Hoàng Thế Sinh một cách toàn
    diện, hệ thống về cả phương diện nội dung và hình thức. Hy vọng rằng kết quả
    của đề tài nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai yêu văn học
    miền núi trong nước nói chung, văn chương Yên Bái nói riêng.
    2. Lịch sử vấn đề
    Hoàng Thế Sinh là tác giả trong nền văn học đương đại, sáng tác từ những
    năm 80 của thế kỉ XX và chủ yếu là viết về đề tài miền núi. Tuy nhiên, cho đến
    nay các công trình nghiên cứu về Hoàng Thế Sinh và tác phẩm của nhà văn là
    rất ít. Đó chỉ là một số bài viết nhỏ lẻ trên các báo, tạp chí trên cả hai phương
    diện nội dung và hình thức.
    Nhà phê bình Chu Văn Sơn trong bài viết Thế Sinh – Ngọn lửa xứ mưa đã
    nhận xét: “Với Thế Sinh, cái câu văn là người thực cấm có sai. Con người Sinh
    vừa thâm trầm vừa hoạt náo, vừa lãng tử vừa thực tế, vừa ngay ngắn vừa bông
    phèng. Những đối cực ấy chung sống trong anh thường là khi hòa bình đôi khi
    có chiến tranh . Nhưng tất cả đã hòa vào nhau để làm nên một điệu sống Thế
    Sinh. Văn của anh là sự cất tiếng của con người ấy, từ điệu sống ấy”.
    Về mặt nội dung, “nếu ví nghiệp văn của Sinh gồm thơ, truyện ngắn, tiểu
    thuyết và ký như ngọn đèn chùm bốn ngọn, thì cả bốn ngọn đều thắp cùng một
    thứ lửa. Và nếu mỗi ngọn lửa được nuôi dưỡng từ những nguồn năng lượng
    riêng thì ngọn lửa này bùng cháy lên bởi hai nguồn năng lượng chính: ấy là say
    mê vẻ đẹp nồng nàn và căm ghét áp bức bất công. Và hễ cứ đụng đến hai chuyện
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    4 1
    đó là lửa trong ngòi bút Thế Sinh bùng lên, dù ở bất cứ thể loại nào. Lửa ấy làm
    nên chất nồng nàn bạo liệt, chất gay gắt quyết liệt trong các trang viết của Sinh”
    (Chu Văn Sơn). Lửa ấy cũng làm nên cả một đặc điểm thú vị của các nhân vật
    trong các tác phẩm của Thế Sinh mà nhà phê bình Văn Giá đã gọi ra là: “cả lúc
    vui lẫn lúc buồn, khi khổ tận cùng lúc sướng tận độ, bao giờ họ cũng hú lên.
    Tiếng hú làm động cả núi rừng, động cả xứ mưa. Tiếng hú của tình yêu. Tiếng
    hú của phẫn nộ. Tiếng hú của lửa. Văn Thế Sinh chính là tiếng hú ấy. Văn Thế
    Sinh chính là ngọn lửa bập bùng kiên nhẫn giữa xứ mưa”.
    Về mặt nghệ thuật, trong bài viết Nhân đọc truyện ngắn của Hoàng Thế
    Sinh, tác giả Văn Giá đã nhận xét: “Hoàng Thế Sinh có sở trường viết về những
    con người nhỏ bé mà dũng khí ở đời”, tức là những người vô danh, quanh năm
    chân lấm tay bùn, thật thà, chân chất. Nhưng “họ nhất định không chịu sống hèn,
    sống nhục. Họ muốn khẳng định tư thế làm người”. Cái chất quý giá nhất của
    Hoàng Thế Sinh là ở chỗ đó. Chính vì thế mà các tác phẩm của ông đã đi vào
    lòng bạn đọc một cách sâu sắc.
    Hầu hết các tác phẩm của Hoàng Thế Sinh là viết về vùng núi cao Yên Bái
    – nơi gắn bó với chặng đường công tác của tác giả. Hay nói cách khác, Yên Bái
    là quê hương thứ hai của ông. Ông viết về nó với tất cả tình yêu, sự gắn bó và tất
    cả vốn hiểu biết của mình về nơi này. Theo như Vũ Khả trong bài viết Đọc tập
    truện ngắn Hoang thủy thì “điều làm cho độc giả nhớ nhung là mỗi truyện, mỗi
    cuộc đời được nhà văn mô tả cũng đặc biệt khác người. Không tham từ nhưng
    rất chắt lọc .”
    Còn tác giả Văn Thà trong bài viết “Sao tổn khuống” một truyện ngắn hay
    của Hoàng Thế Sinh đã nhận xét: “câu chuyện đã được kể liền mạch, giàu kịch
    tính và hấp dẫn. Ngôn ngữ trở nên giản dị, như cách nghĩ và cách nói của người
    miền núi. Màu sắc, âm thanh trong ngày lễ hội đã mang những vẻ đẹp lấp lánh,
    tự nhiên như rừng, như suối”.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    5 1
    Bên cạnh đó các tác giả cũng đề cập tới một số hạn chế trong các tác phẩm
    của Hoàng Thế Sinh như “một số cốt truyện còn đơn giản, đôi chỗ từ ngữ chưa
    thật chuẩn”. Hoặc nhận xét về truyện ngắn Người nông dân nhỏ bé, tác giả Hà
    Nguyên Huyến cho rằng “không thể nói đây là một truyện ngắn toàn bích bởi
    kết cấu đôi chỗ còn khiên cưỡng, chi tiết thừa làm cho nhân vật chưa sinh động,
    thiếu tính thuyết phục”.
    Đây là những bài viết về nhà văn Hoàng Thế Sinh được đăng tải trên báo
    chí. Hầu hết đều là những cảm nghĩ của các nhà văn, nhà phê bình sau khi đọc
    các tác phẩm của ông hoặc là những lời tựa giới thiệu cho cuốn sách của nhà
    văn.
    Hy vọng với công trình Sáng tác của Hoàng Thế Sinh trong văn xuôi Yên
    Bái đương đại, chúng tôi sẽ tiếp nối ý tưởng của các nhà nghiên cứu đi trước để
    khám phá, khảo sát và tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của
    văn xuôi Hoàng Thế Sinh ở hai thể loại chính là truyện ngắn và tiểu thuyết một
    cách có hệ thống và toàn diện.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn xuôi Yên Bái đương đại và các
    sáng tác của Hoàng Thế Sinh. Về sáng tác văn xuôi của Hoàng Thế Sinh, luận
    văn tập trung vào các tác phẩm:
    - Tiểu thuyết Bụi hồ - NXB Công an nhân dân, 1992.
    - Tiểu thuyết Xứ mưa – NXB Quân đội nhân dân, 2000.
    - Tiểu thuyết Rừng thiêng – NXB Quân đội nhân dân, 2007.
    - Tập truyện ngắn Sao tổn khuống – NXB Hội Nhà văn, 2009.
    - Tiểu thuyết Thuốc phiện và lửa – NXB Công an nhân dân, 2013.
    Về văn xuôi Yên Bái, luận văn tập trung khảo sát một số truyện ngắn và
    tiểu thuyết viết về đề tài miền núi của các tác giả khác trong phạm vi văn xuôi
    Yên Bái, như Hoàng Hạc, Hà Lâm Kỳ, Nguyễn Hiền Lương .
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    6 1
    Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học
    - Phương pháp thống kê
    - Phương pháp so sánh
    - Phương pháp tiểu sử
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận văn đi vào tìm hiểu, phân tích, hệ thống một số nét đặc trưng của văn
    xuôi Yên Bái đương đại trong dòng chảy của văn học dân tộc nói chung. Đồng
    thời, trên cơ sở đó đi sâu vào tìm hiểu, phân tích những nét đặc sắc, tiêu biểu của
    văn xuôi Hoàng Thế Sinh trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật ở hai thể
    loại chính là truyện ngắn và tiểu thuyết, từ đó góp phần khẳng định vị trí cũng
    như những đóng góp của tác giả cho nền văn xuôi Yên Bái nói riêng và văn xuôi
    đương đại Việt Nam viết về dân tộc và miền núi nói chung.
    6. Đóng góp mới của luận văn
    - Luận văn hoàn thành sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ
    thống về tác phẩm của Hoàng Thế Sinh, góp phần khẳng định vị trí của nhà văn
    Hoàng Thế Sinh trong nền văn xuôi Yên Bái đương đại
    - Qua việc tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn
    xuôi Hoàng Thế Sinh, người đọc sẽ hiểu hơn và thêm yêu vùng đất “xứ mưa” –
    Yên Bái.
    7. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của
    luận văn được triển khai trên 3 chương:
    Chương 1: Văn xuôi Yên Bái và tác phẩm của Hoàng Thế Sinh.
    Chương 2: Con người và hiện thực miền núi trong văn xuôi Hoàng Thế
    Sinh.
     
Đang tải...