Tiểu Luận Sáng kiến kinh nghiệm về đánh giá giờ lên lớp của giáo viên THPT

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỜ LÊN LỚP​ CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
    PHẦN MỞ ĐẦU



    1. Lý do nghiên cứu đề tài Từ hoàn cảnh thực tế của xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài", nhằm xây dựng con người mới của thời đại mới phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu đề ra đã khẳng định vai trò to lớn của giáo dục nhưng thực trạng của nền giáo dục nói chung, của đơn vị tôi đang công tác (Trường THPT Lê Quý Đôn - Thạch Hà - Hà Tĩnh) nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. Vấn đề tăng quy mô, số lượng trường lớp là một sức ép rất nặng nề với giáo dục, với từng trường nhưng cơ sở vật chất lại rất nghèo, không đủ phòng học. Bên cạnh đó, yêu cầu chất lượng đại trà cũng như mũi nhọn cao nhưng các phương tiện phục vụ cho dạy học rất thiếu, đội ngũ giáo viên không chỉ thiếu mà còn một số yếu do phải nhận từ nhiều nguồn.
    Từ thực tế đó, làm thế nào để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, thực hiện mục tiêu Đảng đề ra cho giáo dục ? con đường duy nhất để giải đáp câu hỏi đó là phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trước hết phải nâng cao chất lượng của từng giờ lên lớp của giáo viên. Đó cũng là điều cơ bản nhất của công tác quản lý giáo dục trong trường học. Muốn quản lý tốt khâu này, cần phải tiến hành tốt công tác hoạt động kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên. Đó cũng là điều cơ bản nhất của công tác quản lý giáo dục trong trường học. Muốn quản lý tốt khâu này, cần phải tiến hành tốt công tác hoạt động kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên. Đó là hoạt động then chốt, thường xuyên giúp người cán bộ quản lý có cơ sở khoa học và thực tiễn tác động vào đối tượng quản lý để thấy được những điểm mạnh, điểm yếu để phát huy, khắc phục hay họ tự lực, trau dồi vươn lên đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đó là những lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu này với hy vọng mong được sự chỉ giáo của các thầy cô cũng như các bạn đồng nghiệp để tôi tiếp nhận thêm được những bài học nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, từ đó có thể góp phần công sức nhỏ bé của bản thân vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường. 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Đề tài không chỉ đề cập đầy đủ các hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, không đi sâu vào các chức năng khác của quản lý như kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo cũng như không trình bày việc xử lý thông tin và kế hoạch sau kiểm tra mà chỉ tập trung làm rõ chức năng kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp. Vận dụng lý luận quản lý giáo dục nói chung, lý luận về hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT Lê Quý Đôn nói riêng và từ thực tiễn của kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên THPT. 3. Đối tượng, thời gian nghiên cứu Thực tiễn chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của trường THPT Lê Quý Đôn tỉnh Hà Tĩnh trong 3 năm 2000 - 2001, 2001 - 2002, 2002 - 2003. 4. Phương pháp nghiên cứu Dùng lý luận và thực hiện trong thực tế rút ra kinh nghiệm.
    PHẦN II. NỘI DUNGI. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Vị trí Kiểm tra, đánh giá là hoạt động ở bước thứ 4 sau 3 hoạt động trước là kế hoạch hoá, tổ chức và chỉ đạo của chức năng quản lý mà hạt nhân của 4 hoạt động trên là thông tin. Hoạt động kiểm tra, đánh giá vừa mang tính độc lập vừa mang tính thống nhất trong mối liên hệ chung. [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]Kế hoạch hoá​ ​ ​ [​IMG][​IMG]Kiểm tra Thông tin Tổ chức​ ​ ​
    Chỉ đạo
    Công tác kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp trong hệ thống công tác kiểm tra, đánh giá quá trình giảng dạy, giáo dục của giáo viên là một khâu trọng yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các chỉ thị quyết định, văn bản pháp quy nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình dạy học. 1.2. Chức năng Kiểm tra đánh giá có 4 chức năng 1.2.1. Chức năng thu thập thông tin Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên là một việc làm có ý nghĩa đặc biệt thể hiện rõ bản chất của quá trình hoạt động sư phạm của nhà trường. Qua kiểm tra, người quản lý biết mối liên hệ nghịch, thông tin ngược về tình hình đội ngũ một cách đầy đủ, chính xác về các vấn đề. - Việc thực hiện chương trình bộ môn, nhiệm vụ năm học của giáo viên. - Vận dụng các đặc trưng bộ môn, yêu cầu về quy chế quy định của nhà trường. - Nhân cách giáo viên: trí tuệ, năng lực, các yếu tố khác và năng khiếu sư phạm. - Nhân cách học sinh: trí tuệ, năng lực, ý thức. - Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. - Mối quan hệ giữa các hoạt động văn hoá và các hoạt động khác ngoài nhà trường. Trên cơ sở thông tin đó, người quản lý sẽ phân tích chọn giải pháp tối ưu, ra quyết định kịp thời, phù hợp để uốn nắn, điều chỉnh những lệch lạc, sai trái tạo động lực cho việc dạy và học, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, xây dựng bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, chỉ đạo, cân đối các hoạt động trong nhà trường. 1.2.2. Chức năng kiểm sát, phát hiện Mọi quyết định của Hiệu trưởng chỉ dừng lại ở mức định hướng hoạt động cho cả hệ thống, nó chưa đảm bảo cho sự thành công. Thành công chỉ có khi hiệu trưởng luôn kiểm sát, phát hiện ở đối tượng quản lý của mình những vấn đề đã triển khai trong quá trình thực thi kế hoạch để đạt đến mục tiêu. Đó là những vấn đề chương trình quy chế, nội dung, phương pháp, tổ chức sư phạm, hiệu quả bài dạy giáo viên thực hiện thế nào? kết quả ra sao? ai là nhân tố tích cực, điển hình? ai là người phải được đầu tư giúp đỡ kịp thời? những vấn đề đó sẽ và phải giải quyết thông qua việc kiểm tra lên lớp của giáo viên. 1.2.3. Chức năng động viên và phê phán Xu hướng kiểm tra là kiểm tra mang tính phòng ngừa. Mục đích kiểm tra không phải là chụp bắt, tra xét, xoi mói mà là để phát hiện mặt tốt, mặt chưa tốt của giáo viên biểu hiện trong lao động sư phạm. Mọi tiềm lực của giáo viên sẽ trở thành khả năng cống hiến trực tiếp nếu người Hiệu trưởng biết phát huy ý thức tự trọng, ý thức nhân phẩm của họ trong mọi tình huống. Do vậy, kiểm tra giờ lên lớp điều cốt yếu là làm tăng động lực giảng dạy của giáo viên thông qua động viên và góp ý giúp đỡ. Có như thế ta mới làm rõ đặc trưng giáo dục của kiểm tra trong trường học. Từ đó, sức mạnh vật chất và tinh thần của đội ngũ ngày càng được nhân lên, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. 1.2.4. Chức năng đánh giá Mỗi bài giảng đều có nét đặc thù phân tích một bài học do giáo viên thể hiện dựa trên 4 tiêu chuẩn: nội dung, phương pháp, tổ chức và hiệu quả. Trình độ lao động sư phạm của giáo viên được đáp ứng với một chỉ số cơ bản thể hiện chất lượng của giờ lên lớp. Đánh giá giờ lên lớp nhằm 2 mục đích: - Đánh giá được hiệu quả giáo dục trong mối tương quan so sánh với mục đích yêu cầu của bài học với mục tiêu giáo dục - đào tạo - Đánh giá trí tuệ, năng lực tìm ra mặt mạnh, yếu mà nguyên nhân phát huy, uốn nắn, điều chỉnh, thiết lập kế hoạch mới chuẩn xác với phương pháp dạy học theo hướng học sinh tự lập. 1.3. Nguyên tắc Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên không thể tùy hứng mà phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định. Ngoài những nguyên tắc quản lý xã hội, quản lý giáo dục như tính Đảng, tính khoa học, tính thực tiễn, tính dân chủ, tính quần chúng Kiểm tra giờ lên lớp còn phải đảm bảo những nguyên tắc mang tính đặc thù riêng của nó gồm những nguyên tắc sau: 1.3.1 Nguyên tắc kế hoạch Kiểm tra giờ lên lớp phải nằm trong toàn bộ chương trình kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học. Nó phải được kế hoạch hoá cụ thể về mục đích, nội dung, đối tượng, hình thức, phương pháp và lịch trình. Có như vậy mới đảm bảo được sự ổn định các hoạt động sư phạm trong trường học, các lực lượng kiểm tra mới có được sự chủ động từ khâu chuẩn bị đến khâu đánh giá. 1.3.2. Nguyên tắc pháp chế Trường học là đơn vị cơ sở có trách nhiệm thực hiện các văn bản pháp quy của Nhà nước và giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Mỗi thành viên trong trường bên cạnh sự năng động, sáng tạo phải chịu sự chi phối của tính pháp chế ở từng công việc, đặc biệt là ở giờ lên lớp. Hiệu trưởng kiểm tra giờ lên lớp không thể ý đồ cá nhân, định kiến chủ quan mà phải trên cơ sở mục tiêu giáo dục - đào tạo, phân phối chương trình, nội dung sách giáo khoa, các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, các thông tin, các chỉ thị của Bộ, của Sở để kiểm tra. Định hướng mức độ chấp hành, thực hiện của giáo viên, chú trọng nguyên tắc này hiệu lực quản lý và chất lượng giáo dục - đào tạo sẽ được củng cố nâng cao. 1.3.3. Nguyên tắc khách quan Cơ sở khoa học của tính khách quan trong kiểm tra giờ lên lớp là sự trung thực. Mọi biểu hiện định kiến, vị nể, thiên vị, thiếu công minh trong kiểm tra đánh giá sẽ dẫn đến những tác hại nguy hiểm mất đoàn kết đội ngũ, uy tín người kiểm tra bị tổn thương, thông tin thu nhận không chính xác, không phản ánh đúng thực trạng. Từ đó, quyết định quản lý kế tiếp không có cơ sở thực tiễn, chất lượng dạy và học, giáo dục sẽ rơi vào tình trạng trì trệ, suy thoái, hình thức, mất đi tính khách quan, công khai, dân chủ, công bằng trong kiểm tra đánh giá giờ lên lớp. Riêng về dân chủ phải hiểu là dân chủ tập trung trên cơ sở khoa học.
    1.3.4. Nguyên tắc hiệu quả Cơ sở khoa học của nguyên tắc này là hiệu suất lao động và lợi ích kinh tế trong kiểm tra và sau kiểm tra. Từ lập kế hoạch, tổ chức đến chỉ đạo, kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên Hiệu trưởng phải tính đến việc đầu tư thời gian, tài lực, nhân lực ít nhất nhưng đạt được hiệu quả cao nhất. Kiểm tra chiếu lệ, hình thức vừa tốn kém, vừa không giúp người quản lý tiếp cận được thực trạng của đối tượng quản lý.
    1.3.5. Nguyên tắc tính giáo dục Mọi hoạt động đều do con người là chủ thể. Kiểm tra một hoạt động nào suy cho cùng cũng chính là kiểm tra con người nên phải bằng tấm lòng nhân ái để kiểm tra đánh giá. Có như thế mới đảm bảo nguyên tắc giáo dục của nó. Mỗi giờ dạy bao giờ cũng có mặt mạnh, mặt yếu, người Hiệu trưởng phải xem xét quá trình thi công của giáo viên lên lớp để hiểu giáo viên, giúp đỡ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...