Tiểu Luận Sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. NHỮNG CĂN CỨ LÝ LUẬN:

    Trong công tác giáo dục học sinh ở các nhà trường thì việc dạy kiến thức và bồi dưỡng đạo đức học sinh trong nhà trường hiện nay là một công tác mang tính toàn diện. Để đạt được mục đích dạy và học làm người cho các em học sinh THCS ở lứa tuổi đang hoàn thiện nhân cách, người giáo viên không chỉ đòi hỏi có kiến thức vững vàng trong chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải có khả năng truyền thụ những kiến thức khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội cho học sinh bằng phương pháp: Lấy học sinh làm trung tâm, thầy chỉ đạo và trò chủ động phát huy, tiếp cận những tri thức đó, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, từ đó các em xây dung được nhân cách cho chính mình. Tuy nhiên không những học sinh nào cũng có thể xây dựng được nhân cách cho mình qua các bài giảng mà đòi hỏi người giáo viên phải truyền thụ những kiến thức khoa học, lại phải dạy các em trở thành người có ích cho xã hội và để làm tốt việc đó cũng không phải là đơn giản. Muốn làm tốt nhiệm vụ cao cả này đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực phấn đấu về mọi mặt, kiên trì, linh hoạt và còn phải là một tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo.

    II. THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI:

    Xuất phát từ thực tiễn vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trực tiếp làm công tác chủ nhiệm, đây là việc không phải là đơn giản mà vô cùng phức tạp, không một người giáo viên nào muốn đảm nhiệm. Nhưng do đặc thù và nghề nghiệp đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm bởi vì trong một lớp học thường có đầy đủ các đối tượng; Học sinh ngoan cũng có và học sinh hư cũng có. Vấn đề quan trọng được đặt ra làm sao để có thể xoay chuyển, cảm hoá được các em, hướng các em đi vào quỹ đạo chung. Cùng nhau thực hiện tốt 10 nhiệm vụ của người học sinh. Chúng ta làm thế nào để các em học sinh lớp mình chủ nhiệm cảm nhận được lớp học cũng chính là một mái ấm gia đình. Các em có quyền được học hành, vui chơi để phát triển về mọi mặt: Năng lực, trí tuệ . Giúp các em sau này trở thành những con người phát triển về toàn diện và là người công dân có ích cho đất nước.
    Top of Form
    Thực tế trong lớp tôi chủ nhiệm tôi nhận thấy rằng hầu hết các em xây dựng lớp mình thành một tập thể đoàn kết, nhất trí cao, thúc đẩy phong trào của lớp đi lên để từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.Song bên cạnh đó còn có những em học sinh chậm tiến, thực hiện chưa tốt các nội quy của lớp, của trường, làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp. Trường hợp đó rơi vào những em có hoàn cảnh đặc biệt; Em không có cha, thiệt thòi về tình cảm, mẹ lại không nhanh nhẹn, quan tâm đến con. Em thường xuyên đến lớp mà không chép bài, không làm bài .đó là một thực tế mà người giáo viên chủ nhiệm như tôi băn khoăn trăn trở. Làm thế nào để giúp các em học sinh tự tin trong cuộc sống, hoà nhập được với các bạn, tích cực rèn luyện bản thân. Để có niềm tin yêu và sự đổi mới trong suy nghĩ của các em, theo tôi, đó là một quá trình nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi về mọi mặt của người giáo viên chủ nhiệm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...