Sách Sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật

Thảo luận trong 'Sách Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .
    1.Tính cấp thiết :
    Dạy học Mĩ thuật là dạy học sinh thấy được những cái đẹp từ những hình ảnh rất bình dị của cuộc sống và yêu cầu cái đẹp, từ đó có thể sử dụng đôi tay khéo léo làm nên cái đẹp mới. Làm thế nào để học sinh thấy được vẻ đẹp từ những điều bình dị ấy, sẽ rất cần ở người giáo viên một kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan khoa học và tinh tế để giúp học sinh đạt mục tiêu.
    Trong các tiết học Mĩ thuật thì đồ dùng trực quan đóng một vai trò hết sức quan trọng, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình tiếp thu bài, hay khả năng thực hành vẽ tranh của học sinh. Ngay từ khi bắt đầu tiết học, đồ dùng đã có tác dụng lôi cuốn gây hứng thú cho học sinh đi theo định hướng của bài học. Đồ dùng luôn có sự thay đổi hay lặp lại nhưng phải phù hợp với từng hoạt động của bài như: giới thiệu bài, quan sát nhận xét, hướng dẫn cách vẽ, . Đặc biệt đối với các bài thường thức mĩ thuật rất cần có sự đầu tư thời gian tìm tòi.
    Học sinh vẫn chưa thoát ly hoàn toàn thói quen vẽ tranh bắt trước những gì các em thấy hay theo cách nghĩ máy móc về hình ảnh có thật trong thực tế. Tâm lý của học sinh tiểu học là các em rất sốt sắng thích làm theo ngay những điều mà mình thích, mình nghĩ. Vì thế, các em rất cần có sự định hướng ngay từ ban đầu, ngay từ khi các em thấy để công nhận rằng đó là đẹp, là những gì các em cần đạt và cần hướng tới. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên trong các tiết học, trong từng hoạt động khác nhau của một bài .
    Đồ dùng trực quan cần có sự chọn lọc kĩ lưỡng, một đồ dùng trực quan có trọng tâm, có thẩm mĩ sẽ khai thác được mục tiêu của bài học, học sinh có thêm hứng khởi trong suốt tiết học và tự tin với những ý tưởng sáng tạo của mình. Ngược lại, một đồ dùng trực quan không đúng trọng tâm, không có thẩm mĩ hoặc thậm chí không có đồ dùng trực quan thì hiệi quả của tiết học đó sẽ giảm đi rất nhiều . Như vậy, chúng ta rất dễ thừa nhận hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Mĩ thuật.
    Có được đồ dùng trực quan trọng tâm, có thẩm mĩ rồi nhưng thời điểm sử dụng và cách sử dụng và khai thác đúng mục tiêu của từng phần nội dung bài học cũng là một việc rất cần giáo viên có sự đầu tư chuẩn bị kết hợp kết hợp với cách gợi qua các câu hỏi nhằm phát huy tính độc lập trong suy nghĩ của học sinh, giúp học sinh tự nhận ra vấn đề, giải quyết vấn đề một cách thoải mái rễ hiểu như những gì các em nhìn thấy.
    Phát huy tính tích cực của học sinh trong các giờ học Mĩ thuật qua việc sử dụng trực quanlà một việc rất khoa học và phù hợp với suy nghĩ logic nói chung của con người, làm việc, phát triển ý tưởng dựa trên những cái mà mình thấy hợp lí, là có kết quả cao hơn. Qua sự trao đổi và thảo luận với bạn, qua cách trình bày ý kiến với cô giáo về những gì mình thấy, mình nghĩ, mình định thực hiện cũng sẽ nói lên toàn bộ kết quả mà học sinh lĩnh hội trong các bài học trước, bài đang học .
    2. Thực trạng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...