Báo Cáo Sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu Trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức thi đua và phong trào quần

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    - Đảng ta đã xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Nghị quyết TW2 khóa VIII đã nêu rõ: “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Vì thế công tác thi đua là một trong những động lực thúc đẩy để thực hiện tốt các phong trào nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở nhà trường cùng với các hoạt động khác là công việc không thể thiếu nhằm quyết định đến từng nội dung công việc đạt hiệu quả càng cao hơn.
    - Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng phát biểu trong Hội nghị thi đua yêu nước trong toàn quốc là: “ Thi đua là yêu nước
    Yêu nước thì phải thi đua”
    Vậy hoạt động thi đua trong nhà trường là góp phần thể hiện tư tưởng, ý chí phấn đấu của tập thể và của cá nhân cũng như khắc phục dần những tư tưởng tiêu cực, chậm tiến đồng thời còn là điều kiện lý tưởng để phát huy tài năng hoạt động sư phạm của giáo viên.
    - Vai trò của Công đoàn trong công tác thi đua là hết sức quan trọng vì ngoài việc là người đại diện chăm lo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho cán bộ giáo viên trong nhà trường. Còn là tiếng nói tập thể để tuyên truyền vận động và giáo dục cán bộ nhân viên ( CBNV) đoàn viên tham gia quản lý và thực hiện tốt kế hoạch thi đua của nhà trường trong năm học.
    - Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung về mọi mặt của nhà trường với trách nhiệm hết sức nặng nề, nên yêu cầu của công việc là đòi hỏi phải hết sức linh động, sáng tạo trong mọi tình huống và nếu yếu kém về năng lực, trình độ, chuyên môn, sức khỏe thì rất khó thành công trong công việc đưa ra, cụ thể hơn nữa là trong thi đua.
    - Bản thân người Hiệu trưởng phải biết xây dựng bầu không khí lành mạnh trong hội đồng sư phạm đồng thời phải biết kết nối các bộ phận, các lực lượng trong và ngoài nhà trường để đem lại hiệu quả thi đua và các phong trào quần chúng ngày càng có chất lượng cao hơn.
    Qua thực tiễn của quá trình công tác và đã được học qua lớp học bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tiểu học, tôi nhận thấy rõ được vấn đề trong công tác phối hợp. Đặc biệt là những hạn chế nhất định cần phải đầu tư để tìm ra giải pháp hợp lí nhất để khắc phục những tồn tại trong công tác thi đua và phong trào quần chúng của nhà trường. Xuất phát từ yêu cầu trên và căn cứ yêu cầu thực tế hiện nay của nhà trường nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở để tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch năm học và phong trào quần chúng trong trường Tiểu học Quang Trung

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
    Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn cơ sở trong công tác thi đua và phong trào quần chúng là rất quan trọng. Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả thì cần rất nhiều yếu tố để vận dụng vào những trường hợp cụ thể. Vì vậy, tôi chọn đề tài trên là để nhằm tìm ra biện pháp phối hợp phù hợp nhất, để phát hiện và phân tích cụ thể hơn những thực trạng đã, đang và sẽ xảy ra trong Trường Tiểu học Quang Trung.
    3. Ý NGHĨA :
    Tổ chức Công đoàn có vai trò quan trọng trong nhà trường , tạo nên sức mạnh tổng hợp giúp Hiệu trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trong nhà trường. Công đoàn trường học là tổ chức chính trị quần chúng là trung tâm của khối đoàn kết nhất trí , tập hợp lực lượng của toàn cơ quan tham gia quản lý mọi hoạt động trong nhà trường phát huy tinh thần tập thể tự chủ sáng tạo trong công tác chuyên môn để hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nhiệm vụ mà Hội nghị CBCCđã ký kết giữa nhà trường và Công đoàn .


    MỤC LỤC

    Lời dẫn Trang 1
    A. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2
    1.Lý do chọn đề tài Trang 2
    2. Mục đích nghiên cứu Trang 3
    3. Ý nghĩa Trang 3
    B. PHẦN NỘI DUNG Trang 4
    I. Cơ sở lý luận thực tiễn và cơ sở pháp lý Trang 4
    1) Cơ sở lý luận thực tiễn Trang 4
    2) Cơ sở pháp lý Trang 6
    II. Thực trạng tình hình Trường Tiểu học Quang Trung Trang 7
    III. Biện pháp, giải pháp Trang 9
    1) Biện pháp Trang 9
    2) Giải pháp Trang 14
    IV. Kết quả Trang 15
    C. PHẦN KẾT LUẬN Trang 16
    1) Bài học kinh nghiệm Trang 16
    2) Đề xuất kiến nghị Trang 16
    3) Lời kết Trang 17
    MỤC LỤC Trang 18
    DANH MỤC THAM KHẢO Trang 19
     
Đang tải...