Chuyên Đề Sáng kiến kinh nghiệm! - (Giúp học sinh nâng cao khả năng cắt nghĩa, dùng từ Hán Việt)

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I - MỞ ĐẦU:
    1- Lí do chọn đề tài:
    - Từ Hán Việt chiếm tỉ lệ lớn (> 50%) trong từ vựng tiếng Việt. Trong xã hội nói chung, nhà trường nói riêng không chỉ văn bản văn học mà tất cả các văn bản thuộc các chuyên ngành khoa học đều dùng rất nhiều từ Hán Việt, không trừ môn học nào, từ công dân, lịch sử, địa lí đến sinh học, toán, vật lí , hoá học, . Không hiểu từ Hán Việt, học sinh sẽ gặp khó khăn trong khâu phân biệt các khái niệm, ghi nhớ khái niệm, cắt nghĩa sơ bộ khái niệm và ghi nhớ nội dung bài học, Vì từ là yếu tố cơ sở tạo nên câu văn, văn bản.
    - Từ Hán Việt là một trong những nội dung dạy-học của phân môn Tiếng Việt trong nhà trường. Đây là một nội dung khó vì đòi hỏi một tri thức tổng hợp. Thực tế giảng dạy cho thấy, phần lớn học sinh vì không hiểu tường tận nghĩa của từng từ tố trong từ Hán Việt, không nhận ra quan hệ ngữ pháp giữa các từ tố, do đó hiểu sai nghĩa của từ nhất là từ đa tiết, trong đó phần lớn là từ song tiết. Hậu quả là trên thực tế nhiều năm qua không chỉ học sinh viết sai, dùng sai từ Hán Việt mà đây đó trên các trang báo vẫn diễn ra những trường hợp tương tự.
    - Từ lâu, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên trì mục tiêu “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” vì đó là “thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc” (Hồ Chủ tịch). Tuy nhiên, trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” không thể chỉ giản đơn là khước từ mọi từ ngữ vay mượn- mà từ Hán Việt là một trường hợp điển hình. Nhiệm vụ quan trọng hơn là phải dùng đúng, dùng hay các lớp từ ngữ vay mượn nhằm không chỉ đem lại sự chính xác cho nội dung thông báo mà còn đáp ứng yêu cầu biểu cảm của văn bản. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhấn mạnh: “Trong ngôn ngữ thì từ là cái quan trọng nhất” do đó giảng dạy từ ngữ là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của bộ môn.
    Vì những lí do trên, qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy cần thiết phải tổng kết, rút ra những kinh nghiệm nhất định để GIÚP HỌC SINH NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN, CẮT NGHĨA VÀ DÙNG TỪ HÁN VIỆT. Mong muốn của tôi - thông qua đề tài - là được trao đổi với đồng nghiệp về kinh nghiệm giảng dạy từ Hán Việt nhằm giúp học sinh lĩnh hội, sử dụng đúng lớp từ ngữ đặc biệt quan trọng này trong quá trình học tập các môn học trong nhà trường nói riêng, quá trình giao tiếp nói chung.
    2- Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp phân tích ngôn ngữ: phương pháp này dùng để cắt nghĩa cấu tạo ngữ pháp của từ, sự phối hợp nghĩa của các từ tố trong từ. Phân biệt từ này với từ khác.
    - Phương pháp lịch sử: phương pháp này nhằm giải thích các nghĩa của từ trong tiến trình lịch sử vì nghĩa của từ có thể biến đổi theo sự biến đổi của hoàn cảnh lịch sử - xã hội. Vì trải qua quá trình lịch sử, một số nét nghĩa nào đó có thể mất đi, nghĩa mới có thể sinh ra rất uyển chuyển, phức tạp.
    3- Mục tiêu cần đạt:
    - Cung cấp một cái nhìn có tính chất tổng quan về từ Hán Việt trên các bình diện: nguồn gốc hình thành, ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và phong cách.
    - Thực hành nhận diện, cắt nghĩa từ Hán Việt trong các văn cảnh cụ thể, nhất là trong các văn bản văn học được đưa vào môn Đọc văn (đặc biệt là đối các văn bản văn học trung đại).
    - Góp phần giúp học sinh từng bước nâng cao kĩ năng sử dụng từ Hán Việt trong bài làm và lời nói của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...