Tiểu Luận Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu1. Lý do chọn đề tài: Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay ở đất nước ta, vấn đề giáo dục toàn diện cho con người càng trở lên cấp thiết đặc biệt là vấn đề giáo dục đao đức cho thế hệ học sinh. Vì vậy mục tiêu của giáo dục Việt Nam được ghi rất rõ trong Khoản 1 Điều 27 Luật giáo dục 2005: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách hiệm công dân chuẩn bị học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
    Giáo dục đạo đức là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cũng như tạo nên giá trị mỗi con người nên được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu, được thể chế hoá thành điều luật mang tính pháp lý cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, rất coi trọng việc giáo dục đạo đức. Người cho rằng: “Đạo đức là cái gốc của người cách mạng” và coi giá trị của mỗi người gồm hai mặt: đức va tài. người chỉ rõ: “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng” và “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Người phải có đạo đức, không có đạo đức thì có giỏi mấ cũng kông lãnh đạo được nhân dân”. Từ năm 1986 khi Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đát nước vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã họi chủ nghĩa đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, tác động đến mọi mặt đời sống xã hôị trong đó có giáo dục. Trước xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, một số giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống gặp những thách thức lớn trước sự xâm nhập của văn hoá nước ngoài, của lối sống phương Tây cũng như sự tác động của cơ chế thị trường. Tầng lớp thanh thiếu niên vốn nhạy cảm với cái mới nhưng kinh nghiệm sống còn hạn chế nên rất dễ bị cuốn vào vòng xoáy của những cám dỗ về vật chất, dễ mắc các tệ nạn xã hội và sa vào vòng ảnh hưởng của lối sống thực dụng, hưởng thụ vật chất, muốn thoát ly khỏi sự kiểm sát của gia đình, nhà trường, xã hội Tình trạng thanh thiếu niên mắc vào các tệ nạn xã hội, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng và có chiều hướng diễn biến phức tạp, đặc biệt là các tệ nạn tiêu cực xã hội, tình trạng bạo lực, lối sống buông thả bắt đầu xâm nhập vào học đường gây rất nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục đạo đức và quá trình giáo dục đạo đức đối với sự phát triển toàn diện của học sinh THPT, từ thực trạng công tác giaó dục đạo đức trong các trường phổ thông hiện nay còn nhiều bất cập, xuất phát từ yêu cầu giáo dục đạo đức đòi hỏi sự tham gía và kết hợp đồng bộ của mọi lực lượng xã hội đặc biệt là vai trò tổ chức quản lí của Nhà trường, gia đình trong việc nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh, nên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh THPT hiện nay”. 2. Mục đích nghiên cứu: - Xác định một số giải pháp pháp lý nhằm nâng cao chất lượng quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh THPT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quá trình giáo dục đạo đức và quản lý quá trình giáo dục đạo đức học sinh THPT - Nghiên cứu thực trạng quá trình giáo dục đạo đức và quản lý quá trình giáo dục đạo đức học sinh THPT. - Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng gaío dục đạo đức cho học sinh THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu văn bản pháp quy, văn kiện - Thực tiễn: quan sát, lấy số liệu Phần nội dungChương 1: Cơ sở khoa học1.1. Cơ sở lý luận; 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Xuất phát từ thực tế đạo đức học sinh THPT hiện nay, ở Việt Nam đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề đạo đức và giáo đạo đức cho học sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng. - Trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 – 2000 cho giáo viên THPT: “Đạo đức học” - Phạm Khái Khương và Trần văn Chương đã phân tích quá trình phát triển tâm sinh lý của học sinh THPT về tình bạn, tình yêu, khẳng định đại đa số học sinh ngoan chỉ có một bộ phận hư - Tác giả Phạm Trung Thanh trong công trình nghiên cứu của mình đã điều tra thực trạng đạo đức học sinh THCS của tỉnh hải Dương - Tác giả Đặng Vũ Hoạt chú trọng công tác chủ nhiệm lớp,khẳng định vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong quá trình giáo dục đạo đức của học sinh - Tác giả Võ Huỳnh Ngọc Vân nghiên cứu biện pháp chỉ đạo và phối hợp giữa Hiệu trưởng và tổ chức Thanh niên công sản Hồ Chí Minh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. - Tác giả Thái Duy Tuyên trong công trình “Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại” đánh giá về thực trạng đã tỏ ra sự lơ là trước sự sa sút về đạo đức ngày càng gia tăng cả về chất lượng và mức đọ nguy hại của một bộ phận học sinh - Trong “ Về Phát triển toàn diện con người thời kì công nghiệp hoá hiẹn đại hoá” của một nhóm tác giả do GS. VS Phạm Minh Hạc chủ biên, nói về chiến lược xây dựng đạo đức học sinh. - Trong “Văn hoá với tự nhiên, tự nhiên với văn hoá” do Ban tư tưởng văn hoá Trung ương biên soạn tập hợp nhiều bài viết nêu lên thực trạng của đạo đức học sinh, sinh viên. - Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm nói về vai trò của giáo dục đạo đức trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh 1.1.2. Một số khái niệm: * Đạo đức: - Là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, điểu chỉnh hành vi trong các mối quan hệ giữa con người với con gnười, con người với tự nhiên và xã hội, là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử của xã hội và góp phần phản ánh sự tồn tại của đời sống tinh thần. - Có nhiều đinh nghã khác nhau về khái niệm đạo đức: + Theo tử điển Tiếng Việt: “Đạo đức là những tiêu chuẩn nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội’. + Theo tài liẹu “giáo dục công dân lớp 10” của một nhóm tác giả do Nguyễn Văn Bính chủ biên thì “đạo đức là hệ thống các quan điểm chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội” + Theo Đạo đức học “đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm những nguyên, quy tắc chuẩn mực xã hội”. + Theo giáo trình giáo dục học “đạo đức là một hình thái ý thức xã hội là hệ thống các quan điểm về cái thiện cái ác trong các mối quan hệ của con người với con người” Như vậy khái niệm đạo đức được tiếp cận trên nhiều góc độ nhưng có thể hiểu một cách khái quát: khái niệm đạo đức liên quan chặt chẽ với phạm trù chính trị, pháp luật, lối sống, là thành phần cơ bản của nhân cách, phản ánh bộ mặt của nhân cách của một cá nhân đã được xã hội hoá. đạo đức được biểu hiện ở cuộc sống tinh thần lành mạnh, trong sáng. Khi thừa nhận đạo đức là một hình thái ý thức xã hội thì đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, tầng lớp giai cấp, trong xã hội cũng phản ánh ý thức chính trị của họ đối với vấn đề đang tồn tại. * Quá trình giáo dục đạo đức: Quá trình giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm và niềm tin hành vi, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập cho những thói quen hành vi đạo đức. * Chất lượng quá trình giáo dục: Là sự thoả mãn nhu cầu xã hội về mặt phong cách đạo đạo đức, nhân cách, năng lực, hành vi ứng xử của học sinh - sản phẩm giáo dục đào tạo của nhà trường. * Giải pháp quản lý: Là cách thức con đường quản lý để giải quyết những vấn đề mang tính khái quát, toàn cục nảy sinh trong thực tiễn quản lý. 1.1.3. Quá trình giáo dục đạo đức trong trường THPT: * Đặc điểm chung của trường THPT: Trường THPT là môi trường cung cấp cho các em gần như hoàn thiện các kiến thức cơ bản để giúp các em có thể học tiếp hoặc bước vào thị trường lao động, hoà nhập được với môi trường sống xã hội. * Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông: Tuổi học sinh THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn. Tuổi thanh niên bắt đầu thời kì phát triển tương đối êm ả về mặt sinh lý Hoạt động của thanh niên ngày càng phong phú và phức tạp nên vai trò xã hội và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biến đổi cả về chát lượng. ở thanh niên ngày càng xuất hiện nhiều vai trò của người lớn và họ thực hiện vai trò ấy ngày càng có tính độc lập và tinh thần trách nhiệm cao hơn. Và ở độ tuổi này các em càng ngày càng trưởng thành kinh nghiệm sống phong phú, phát triển tư duy lý luận, do vậy thái độ có ý thức của các em đối với học tập ngày càng phát triển. Đó là lí do sự tự ý thức hình thành rõ rệt ở học sinh THPT. Ở giai đoạn này đời sống tình cảm của các em rất phong phú, đặc điểm đó được thể hiện rõ nhát trong tình bạn, và nhu cầu về tình bạn tâm tình cá nhân tăng lên rõ rệt. Như vậy tuổi thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội nên việc giáo dục đạo đức cho các em càng trở nên cần thiết hơn cả. * Cấu trúc của quá trình giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức bao gồm 4 thành phần chính sau: - Mục tiêu giáo dục đạo đức: + Trang bị những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức văn hóa, kinh tế, pháp luật, văn hóa xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...