Chuyên Đề Sáng kiến khoa học vào công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


    ĐỀ TÀI:
    “ỨNG DỤNG NHỮNG THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VÀO CÔNG
    TÁC GIÁO DỤC TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON”
    1. Đặt vấn đề :
    Trước tốc độ phát triển của khoa học và công nghệ, giáo dục trẻ em nói chung và
    giáo dục mầm nonnói riêng cũng không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp, nội
    dung dạy học để đáp ứng nhu cầu dân trí của thời đại . Chương trình đổi mới cho phép
    người giáo viên phát huy hết khả năng linh hoạt và sáng tạo của mình trong việc vận
    dụng những hiểu biết, những tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ. Từ những tính chất
    vật lí, hoá học của những sự vật hiện tượng quen thuộc trong tự nhiên mà chúng ta có thể
    tiến hành những thí nghiệm nhỏ,những trò chơi khoa học vui. Qua đó, trẻ mầm non bắt
    đầu được tìm hiểu những điều kì thú trong thế giới xung quanh, được tận mắt nhìn thấy
    những biến hoá của sự vật hiện tượng mà có lẽ trẻ tưởng chừng chỉ có trong những câu
    chuyện cổ tích. Hơn thế, nhờ những thí nghiệm có tính minh chứng này, chúng ta có thể
    áp dụng vào trong giảng dạy để giải thích cho trẻ một cách rõ ràng và thuyết phục về đặc
    tính của sự vật hiện tượng, đáp ứng được nhu cầu khám phá của trẻ, vừa kích thích khả
    năng tư duy tiềm ẩn trong mỗi cá thể trẻ. Từ đó giáo dục trẻ cách sử dụng đồ vật, cảnh
    báo những nguy hiểm nếu có.
    Từ những lí do trên tôi đề chọn đề tài : ứng dụng những thí nghiệm khoa học vào
    công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non.
    1. Nội dung :
    Qua quá trình công tác, nghiên cứu và thử nghiệm một số thí nghiệm khoa học về
    Nước, ánh sáng, Không khí và Sự chuyển động, tôi thấy chúng ta có thể ứng dụng một số
    kiến thức khoa học vào hoạt động chung ( như các tiết học Môi Trường Xung Quanh :
    tìm hiểu về Nước và các hiện tượng tự nhiên, phân loại đồ dùng theo chất liệu ) hoặc
    dùng để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào bài mới. Ngoài ra có thể thực hiện trong các
    giờ hoạt động ngoài trời,hoạt động ngoại khoá để mở rộng hiểu biết cho trẻ. Trong đó, ta
    có thể kết hợp làm một số đồ dùng đồ chơi đơn giản.
    Sau đây tôi xin trình bày cụ thể một số thí nghiệm :
    *KHÁM PHÁ VỀ NƯỚC:
    1. CÁC LỚP CHẤT LỎNG:
    MỤC ĐÍCH
    – Trẻ biết phân biệt lớp chất lỏng khác nhau : dầu, nước, siro
    – Nhận biết lớp siro nặng hơn nước nên chìm xuống dưới. Lớp dầu nhẹ hơn nước và siro
    nên nổi lên trên cùng. Còn lớp nước ở giữa - Nhận biết một số chất liệu: nhựa, gỗ, kim sắt, cao su – nổi ở lớp chất lỏng nào :
    nước, siro, dầu để rút ra kết luận
    CHUẨN BỊ
    - 1 chai dầu ăn, 1 chai nước, 1 chai siro
    - 3 ly thuỷ tinh, khay
    - Các vật liệu:cao su, sỏi, đồ nhựa, sắt.
    - Các thẻ màu đỏ ,trắng, vàng
    TIẾN HÀNH
    Bước 1:
    – Cho trẻ quan sát và gọi tên 3 chai chất lỏng: dầu, nước,siro
    – Mỗi chất lỏng cô dùng 1 miếng nhựa màu tương ứng với màu chất lỏng: miếng nhựa
    đỏ, vàng, trắng
    Bước 2:
    – Cho trẻ chọn chất lỏng thứ 1 nào đổ vào ly trước. Và chọn miếng nhựa có màu tương
    ứng gắn lên bảng
    – Cô cho trẻ chọn chất lỏng thứ 2 và đổ vào ly. Và trẻ tự đoán nó sẽ đứng ở chỗ nào
    trong cái ly. Chọn thẻ nhựa có màu tương ứng gắn tiếp lên bảng. Cô cho trẻ quan sát lớp
    chất lỏng thứ 2 nó đứng ở vị trí nào trong cái ly có đúng như dự đoán của trẻ không
    – Làm tương tự với chất lỏng thứ 3
    – Cho trẻ quan sát vị trí các lớp chất lỏng ở trong ly để rút ra kết luận: (lớp siro nặng hơn
    nứơc nên chìm xuống dưới cùng. Lớp nứơc nhẹ hơn siro nhưng nặng hơn dầu nên ở giữa.
    Lớp trên cùng là lớp dầu vì nhẹ hơn lớp nước và lớp siro)
    Bước 3:
    – Cho trẻ chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm tự chọn vị trí xếp thẻ nhựa khác với lúc đầu. Rồi
    mỗi nhóm sẽ đổ thứ tự các lớp chất lỏng theo như đã chọn và mang ly chất lỏng vừa đổ
    lên cùng quan sát xem các lớp chất lỏng có đứng ở đúng vị trí đó không?
    – Trẻ tự rút ra kết luận : chất lỏng dù đổ loại nào trước thì nó vẫn đứng theo thứ tự
    siro, nước, dầu. Và trẻ lên gắn lại thứ tự thẻ nhựa theo đúng vị trí các chất lỏng trong ly
    *Mở rộng: Cho trẻ thả một số vật: cao su, nhựa, sỏi, gỗ, sắt và quan sát xem nó nổi hoặc
    chìm ở lớp chất lỏng nào và tự rút ra kết luận
     
Đang tải...