Chuyên Đề Sáng kiến biện pháp giúp giáo viên tự tin

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


    ĐỀ TÀI:
    “SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN TỰ TIN” I/Đặt vấn đề :
    – Tuổi thơ ấu của con người là một giai đoạn tràn đầy hạnh phúc trong vòng tay của ông
    bà, cha mẹ. Song do sự phát triển của xã hội nên trẻ đã được gởi tới trường Mầm non để
    học tập nhằm giúp cha mẹ, các bậc phụ huynh làm việc, tham gia vào lao động xã hội.
    Điều này cho thấy thời gian sống ở các trường của trẻ rất lâu, bằng 2/3 số thời gian trẻ
    thức trong ngày. Làm thế nào để giúp trẻ sống trong một tập thể đông đúc có nề nếp,
    ngoan ngỗn, hiểu biết mà vẫn hồn nhiên, mạnh dạn, linh hoạt như ở gia đình, đó là nhiệm
    vụ rất khó khăn của một giáo viên phụ trách nhóm lớp.
    – Thông thường giáo viên tuy đã đi học ở trường Sư phạm mầm non về sự cần thiết phải
    xây dựng, phát triển nhân cách tồn diện cho trẻ phù hợp với việc phát triển tâm sinh lý
    lứa tuổi nhưng trong thực tế hầu hết giáo viên hay chú trọng tới việc rèn nề nếp lớp, nề
    nếp trẻ để luôn trật tự, yên tĩnh, ngoan ngỗn. Song mặt trái của việc đó là trẻ mất đi sự tự
    tin, mạnh dạn, sáng tạo của bản thân và chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn ở trường phổ
    thông sau này.
    – Để khắc phục vấn đề này – chúng tôi đề ra một số biện pháp cụ thể, yêu cầu giáo viên
    thực hiện để giúp các cháu phát triển được tính hồn nhiên, chủ động, mạnh dạn, tự tin
    đúng như lứa tuổi mình cần phải thế.
    II/ NGUYÊN NHÂN SỰ THỤ ĐỘNG, KÉM MẠNH DẠN Ở TRẺ:
    – Thực tế hiện nay cho thấy chúng ta phải thừa nhận một điều là trẻ con ngày nay đã
    thông minh hơn, hoạt bát hơn, lém lĩnh hơn. Nhưng khi cháu vào lớp học thì các cháu
    không dám nói lên những điều trẻ thích, không dám mạnh dạn sinh hoạt trong tập thể,
    giao tiếp với người lớn theo suy nghĩ của mình. Chỉ một số cháu dám nói lên những suy
    nghĩ, trò chuyện cùng cô và khách đến lớp.Một câu hỏi lớn được đặt ra?
    – Các nguyên nhân: Trong khi dạy giáo viên không có sự giao tiếp gần gũi giữa cô và trẻ,
    cô thường dạy rập khuôn theo giáo án. Giáo viên luôn nghĩ rằng nếu vui vẻ dễ dãi thì sẽ
    mất nề nếp gây ồn ào mất trật tự. Và một trong những nguyên nhân gây nên sự thụ động
    ở trẻ nữa đó là:
    + Giáo viên chưa biết điều khiển cái thông minh linh hoạt ở một số trẻ giỏi đang có ở
    trong lớp của mình.
    + Cô ít cùng cháu chuyện trò những đề tài ngồi chương trình, đàm thoại bàn bạc những
    vấn đề xảy ra xung quanh trẻ.
    + Còn mệnh lệnh ra lệnh cho trẻ. Thậm chí muốn cháu vào nề nếp nhanh cô hay rầy la gò
    bó trẻ. + Trong một số tiết học như : tìm hiểu môi trường xung quanh, văn học, âm nhạc, vui
    chơi ít tạo điều kiện cho trẻ hỏi nhiều và nêu những thắc mắc của mình bằng chính ngôn
    ngữ ngây thơ của trẻ.
    III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ:
    * Phương án 1 : Giúp bé có cảm giác thích thú mỗi khi đặt câu hỏi với cô, học được nhiều
    điều hay sau mỗi câu trả lời của cô:
    + Cô giáo là người bạn là người mẹ để cháu tin yêu gần gũi khi nói chuyện:
    – Hàng tháng trong những buổi họp chuyên môn tôi thường đưa ra những việc chưa
    thành công để các cô cùng thảo luận, hướng dẫn và gợi ý các cô muốn cháu mạnh dạn tự
    tin, thông minh các cô nên gần gũi trò chuyện cùng trẻ, đừng rầy la khi cháu làm sai. Mà
    ngược lại phải tôn trọng cháu không xem thường những thắc mắc những câu hỏi của
    cháu. Thậm chí quan tâm cả những lời méc vớ vẩn của cháu.
    – Và không chỉ gợi ý cho các cô bằng lời, tôi đã hành động để các cô nắm vững cách :
    thường xuyên vào nhóm lớp hoặc những giờ sinh hoạt ngồi trời, giờ vui chơi, nói chuyện
    với trẻ bình thường và gần gũi Ví dụ như bạn Kim mới cắt tóc phải không, đẹp quá
    nha. Bé Mi sáng đi học có ngoan không, hôm nay Mi có áo đầm xinh quá
    – Sử dụng những câu chuyện đơn giản bằng cách gợi cho cháu trả lời bằng những ngôn
    ngữ bình thường, dần dần các cháu hết bị gò bó, không còn nhút nhát nữa và còn thấy
    rằng “ cô Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nói chuyện cũng rất giống mẹ nói chuyện với
    con”.
    + Những thông tin những nhận xét của người thân trong gia đình:
    – Một trong những biện pháp giáo dục tốt là thông tin cho bé biết là những điều người
    thân trong gia đình nghĩ về mình, nhận xét mình. Cô giáo là người tổ chức truyền đạt lại
    qua buổi sinh hoạt chủ nhiệm được thực hiện như sau: trong suốt một năm học ba mẹ đến
    trường tiếp xúc với cô và qua sổ Bé ngoan có những nhận xét cho gia đình. Giáo viên
    chọn một buổi sinh hoạt trong tuần hoặc lúc sinh hoạt ngồi trời kể lại những gì cô biết về
    bé một cách thật tình cảm, thật tế nhị. Đặc biệt lưu ý những bé cá biệt của lớp, cô nêu
    những ưu điểm dù rất nhỏ động viên, tránh trường hợp chỉ khen những bé giỏi; chê bai
    những trẻ kém làm cho trẻ chán và thêm mặc cảm.
    – Cô nên hạn chế phân tích những điều chưa tốt trên một cá nhân nào đó trước lớp mà chỉ
    nên giáo dục cháu trên những nhân vật trong truyện Và để giúp bé mạnh dạn cô mời bé
    đứng lên – xác nhận những gì cha mẹ kể cho cô nghe và động viên bé kể những việc làm
    tốt ở nhà. Mục đích của cô sẽ đạt rất nhanh, vì bé sẽ rất tự tin những điều cô nói về mình.
     
Đang tải...