Tiểu Luận Sáng chế - Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Trong xã hội hiện đại cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, song song với đó, nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn. Thế nhưng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình, con người không thể trông chờ vào sự ban ơn của tự nhiên mà còn phải tiến hành sản xuất, muốn sản xuất con người phải có nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ .và hợp thành nguồn lực cho sự phát triển, trong đó nguồn lực con người là yếu tố nền tảng và quan trọng nhất. Khi chúng ta đề cập đến tính nền tảng của nguồn nhân lực tức đề cập ra đến sự sáng tạo của những nguồn lực lao động, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng để thay thế cho hoạt động lao động của con người, tạo ra nhưng bước nhảy vọt trong kỹ thuật sản xuất, thể hiện khả năng chế ngự, làm chủ và khai thác tự nhiên của con người. Còn khi đề cập đến khía cạnh quan trọng nhất của nguồn nhân lực đó là nói đến sự sáng tạo của con người là vô tận, sự sáng tạo đó dẫn đến ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm mà sản phẩm đó có chức năng như một phương tiện đáp ứng nhu cầu của con người. Nó được xem như là một biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết một vấn đề xác định hay nói cách khác đó chính là giải pháp kỹ thuật. Tuy nhiên không phải tất cả giải pháp kỹ thuật đều được bảo hộ mà chỉ những giải pháp kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế được pháp luật quy định mới được công nhận là sáng chế.


    PHẦN I: Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của sáng chế ở Việt Nam.
    Trước đây, sáng chế là một chế định còn non trẻ và mới được hình thành vào những năm 60 của thế kỷ XX chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn trước năm 1981: hệ thống pháp luật về sở hữu còn sơ sài, tại giai đoạn này chưa có văn bản nào quy định về việc bảo hộ các tài sản trí tuệ. Tuy nhiên Nhà nước vẫn có chính sách nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo của con người giúp phần đóng góp vào công cuộc xây dựng và ổn định đất nước. Giai đoạn 1981-1989: có thể nói đây là giai đoạn đánh dấu một bước ngoặt phát triển trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đó chính là việc văn bản pháp luật đầu tiên về sở hữu công nghiệp nói chung và sáng chế nói riêng đã được nhà nước ta ban hành. Thông qua văn bản này Nhà nước ta đã ban hành điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật-hợp lí hóa sản xuất và sáng chế. Theo đó, mọi nổ lực sáng tạo và kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất mang lại các lợi ích thiết thực cho Nhà nước, xã hội và cơ quan đều được đền đáp về tinh thần và vật chất. Văn bản pháp luật này thiết lập hình thức bảo hộ sáng chế, theo đó nhà sáng chế chỉ có các quyền nhân thân của tác giả sáng chế, còn độc quyền sáng chế thuộc về Nhà nước. Các văn bản pháp luật liên quan tới sáng chế trong giai đoạn này có thể kể đến như: Nghị định số 31/CP ngày 23/01/1981; Nghị định số 200/HĐBT ngày 28/12/1988 qui định về điều kiện bảo hộ giải pháp hữu ích; Nghị định số 201/HĐBT ngày 28/12/1988 quy định về mua bán về quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng câc quy định của nhà nước về bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế trong giai đoạn này là chưa thật sự hiệu quả, giá trị pháp lí còn thấp. giai đoạn 1989-2005: giai đoạn này phải kể đến hai mốc lịch sử quan trọng. Thứ nhất, năm 1995 khi mà Bộ luật dân sự 1995 được ban hành trong đó có quy định về quyền sở hữu công nghiệp theo đó lần đầu tiên nước Việt Nam công nhận sở hữu trí tuệ là một quyền dân sự. Mốc quan trọng thứ hai trong giai đoạn này đó chính là việc Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được chính phủ thông qua đáng dấu bước ngoặt mới trong chế định Luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Với việc ban hành một chế định pháp luật riêng đã dần đưa sở hữu trí tuệ Việt Nam gia nhập vào hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế và đương nhiên điều kiện về bảo hộ sáng chế cũng được thiết lập theo hướng phù hợp hơn các chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế thời kì hiện đại. Các quy định về đối tượng, tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế cũng được hoàn thiện hơn. Và giai đoạn 2005 tới nay: có thể thấy Luật Sở hữu trí tuệ là một chế địng pháp luật ít phải sửa đổi nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Kể từ khi hình thành phải đến năm 2009 căn cứ theo các chính sách xã hội và điều kiện tự nhiên, Chính phủ ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2005. Mặc dù mới được hình thành nhưng có thể thấy chế định Luật sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế nói riêng đạt được những thành công nhất định. Theo thời gian và tiến trình phát triển của xã hội, các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan tới việc bảo hộ sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế được hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh mới trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
    Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “ Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”. Từ định nghĩa sáng chế trên ta có thể thấy được bản chất của sáng chế là giải pháp kỹ thuật. Giải pháp kỹ thuật có thể dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình và đó phải những sản phẩm hoặc quy trình do con người sáng tạo ra chứ không phải là những gì tồn tại trong tự nhiên và được con người phát hiện ra. Sáng chế bao gồm các đặc điểm sau: thứ nhất, bản chất sáng chế tạo ra phương tiện mới về nguyên lý kỹ thuật, chưa từng tồn tại hoặc đã tồn tại trong một nhóm nhỏ song không phổ biến và là bí mật đối với cộng đồng; thứ hai, nó không có khă năng để giải thích thế giới nhưng có khả năng áp dụng trực tiếp hoặc qua thử nghiệm để ứng dụng vào sản xuất và đời sống; thứ ba, có giá trị thương mại mua bán bằng sáng chế và giấy phép; thứ tư, sáng chế bị tiêu vong theo sự tiến bộ của công nghệ và nhằm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Mặt khác, trong các tài sản trí tuệ, sáng chế có vai trò đặc biệt quan trong đối với doanh nghiệp cũng như là yếu tố quyết định tiềm lực khoa học công nghệ của một quốc gia, là một trong những yếu tố xác định tính cạnh tranh của nền kinh tế, là yếu tố thúc đẩy gia tăng mức sống và các điều kiện kinh tế xã hội khác chính vì thế sáng chế cần được bảo hộ. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn sáng chế chúng ta cần phân biệt sáng chế với giải pháp hữu ích, sáng chế với phát minh, và sáng chế với sáng kiến. Việc bảo hộ giải pháp hữu ích khác biệt với bảo hộ sáng chế ở những khía cạnh: một là, tiêu chuẩn của tính mới giải pháp hữu ích thấp hơn tính mới của sáng chế mặc dù tại Việt nam pháp luật sáng chế và giải pháp hữu ích đều phải có mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới; hai là, yêu cầu về tính sáng tạo của giải pháp hữu ích thấp hơn so với sáng chế; ba là, thời hạn bảo hộ của giải pháp hữu ích ngắn hơn so với thời hạn bảo hộ sáng chế; bốn là, đối tượng bảo hộ giải pháp hữu ích hẹp hơn so với sáng chế, tuy nhiên bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích có rất nhiều điểm tương đồng. Về bản chất, cả hai đều phải đáp ứng các yêu cầu về tính mới về khả năng áp dụng công nghiệp, thủ tục xác lập quyền về cơ bản là giống nhau, các quyền của chủ sở hữu của cả hai được pháp luật quy định cũng tương tự nhau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, giải pháp hữu ích được xem là một dạng đặc biệt của sáng chế, có mức độ sáng tạo thấp hơn sáng chế và có thời hạn bảo hộ ngắn hơn. Giữa sáng chế và phát minh thì phát minh là việc tìm ra một sự vật hiện tượng hoặc quy luật đã tồn tại trong thế giới tự nhiên chứ không phải do con người sáng tạo ra. Còn sáng chế hoặc là không có sẵn trong tự nhiên mà do con người sáng tạo ra hoặc một cái gì đã có trong tự nhiên nhưng được con người tác động có chủ đích để biến đổi, hoàn thiện và cách tạo ra cái vốn không có hoặc phương thức biến đổi cái vốn đã có nói trên. Mặc dù, phát minh không trực tiếp làm thay đổi tự nhiên nhưng bắt nguồn từ phát minh có thể hàng loạt sáng chế ra đời. Cuối cùng giữa sáng chế và sáng kiến ta thấy so với sáng chế, sáng kiến là đối tượng có trình độ sáng tạo kỹ thuật thấp hơn sáng chế, thậm chí thấp hơn cả giải pháp hữu ích, yêu cầu về tính mới cũng rất thấp chỉ cần sáng kiến có tính mới trong phạm vi một cơ quan tổ chức là có thể được công nhận là sáng kiến.
    Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế, nếu đáp ứng các điều kiện sau: Một là, sáng chế phải có tính mới. Sáng chế được coi là tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Tại Việt Nam, giải pháp kỹ thuật được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Để đánh giá tính mới của giải pháp kỹ thuật yêu cầu được bảo hộ sáng chế/ giải pháp hữu ích cần phải tiến hành so sánh các dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật đó với các dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật đối chứng được tìm thấy trong quá trình tra cứu thông tin. Pháp luật Việt Nam có quy định sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mất về sáng chế đó. Sáng chế cũng không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày công bố: Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ. Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ công bố dưới dạng báo cáo khoa học. Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật Sở hữu trí tuệ trưng bày tại các triển lãm của Quốc gia Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận chính thức. Hai là, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo. Nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Mục tiêu bảo hộ sáng chế là khuyến khích sáng tạo công nghệ vì vậy sáng tạo là yêu cầu bắt buộc đối với sáng chế. Để đánh giá được bản chất của những khác biệt tạo nên trình độ sáng tạo, cần phải xem xét toàn bộ tình trạng kỹ thuật đã biết. Do đó, việc đánh giá trình độ sáng tạo thường được tiến hành trên ba khía cạnh: vấn đề mà sáng chế giải quyết, giải pháp giải quyết vấn đề đó, các ưu điểm của sáng chế so với tình trạng kỹ thuật đã biết. Tại Việt Nam, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Giải pháp kỹ thuật bị coi là không có trình độ sáng tạo nếu rơi vào các trường hợp sau: tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính hiển nhiên; tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt đã được bộc lộ dưới dạng đồng nhất hoặc tương đương trong một số giải pháp kỹ thuật nào đó đã biết trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc; giải pháp kỹ thuật là sự kết hợp đơn giản của các giải pháp kỹ thuật đã biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản chức năng, mục đích, hiệu quả của từng giải pháp kỹ thuật đã biết. Ba là sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp. Nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. Theo pháp luật Việt Nam, việc đánh giá xem sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp hay không phải được thực hiện trước khi đánh giá tính mới và tính sáng tạo của sáng chế. Để đánh giá khả năng có thể thực hiện được giải pháp kỹ thuật cần căn cứ vào các yếu tố sau: các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với các chỉ dẫn về điều kiện kỹ thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng đầy đủ đến mức cho phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...