Thạc Sĩ Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NĂM: 2010

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    An Giang là tỉnh Nông nghiệp hàng đầu vùng đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả
    nước với nhiều tiềm năng để Phát triển nông nghiệp. Nhiều năm liền tỉnh luôn dẫn đầu cả nước về
    sản lượng lúa, thủy sản nước ngọt, Và ngành Nông nghiệp An Giang luôn là ngành chiếm tỉ trọng
    cao trong nền kinh tế của tỉnh. Là người con của An Giang, những điều đó đã cho tôi rất đỗi kiêu
    hãnh và niềm tự hào để giới thiệu về quê hương mình mỗi khi có dịp trò chuyện với bạn bè. Đó là
    những cánh đồng lúa bát ngát, vàng mơ những làng bè cứ nối nhau trên sông xa ngút. Và những
    hình ảnh đó cũng gần như là một thương hiệu cho những ai coi mình là người con của quê hương
    An Giang.
    Với những tiềm năng to lớn cho Phát triển Nông nghiệp là thế, nhưng An Giang lại là tỉnh
    có dân số rất đông, đứng đầu ĐBSCL và thứ sáu so với cả nước. Năm 2008, toàn tỉnh có khoảng
    2,25 triệu người với hơn 460 ngàn hộ, trong đó có gần 80% dân số sống bằng nghề nông (tương
    đương 318 ngàn hộ, với khoảng 1,67 triệu người). Diện tích đất hẹp người lại đông nên số hộ nông
    dân có diện tích đất sản xuất dưới 1 hectare (ha) chiếm tỉ lệ cao trên 75,8%, trong đó số hộ có diện
    tích dưới 0,5 ha chiếm tỉ lệ 47,1%. Tôi cảm nhận được rằng, đất nước mình đang đổi mới và giàu có
    lên từng ngày. Song đó, tôi cảm thấy chạnh lòng và xót thương cho những người nông dân lam lũ
    trên quê hương mình. Họ sinh sống ngay trên mãnh đất màu mỡ, họ sản xuất ra lương thực thực
    phẩm để đảm bảo cuộc sống ấm no cho hàng triệu triệu đồng bào cả nước và là một trong những
    mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia. Nhưng đại bộ phận nông dân lại sống trong cảnh nghèo
    khó, nhất là mỗi khi trong nhà không còn hạt gạo để ăn trong những ngày giáp hạt. Cái nghèo khó,
    túng thiếu thường kéo theo cái thất học, rồi cái thất học lại kéo tiếp cái nghèo khó, cái vòng luẩn
    quẩn đó cứ đeo đuổi theo họ qua bao đời từ thế hệ này sang thế hệ khác.
    Trong những năm gần đây, ngoài việc sản xuất hai vụ chính trong năm là Đông Xuân
    (ĐX) và Hè Thu (HT) thì bà con nông dân tại các địa phương có hệ thống đê bao kiểm soát lũ triệt
    để đã phát huy và khai thác lợi thế tiềm năng của đất, tiến hành thâm canh tăng hệ số sử dụng đất
    bằng cách tăng thêm một vụ nữa trong năm, là vụ Thu Đông (TĐ) mà thường được gọi là vụ ba.
    Sản xuất vụ ba mà chủ yếu là độc canh cây lúa trong những năm đầu mới được đê bao
    triệt để đã đạt hiệu quả kinh tế khả quan. Sản lượng lương thực của tỉnh tăng nhanh, góp phần giải
    quyết công ăn việc làm, giảm bớt thất nghiệp nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nông dân. Tuy
    nhiên, việc sản xuất Nông nghiệp trong thời gian qua đã nảy sinh những hạn chế nhất định như: làm giảm độ phì nhiêu của đất, thoái hóa đất, chi phí Đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng
    cao nhưng năng suất lại có chiều hướng giảm, làm giảm nguồn thu của nông dân. Đặc biệt, sản xuất
    3 vụ lúa liên tục trong năm còn gặp rất nhiều khó khăn khi giá lúa trong giai đoạn hiện nay thường
    không ổn định. Từ thực trạng trên, đòi hỏi chúng ta cần phải xem xét, đánh giá đúng tầm hơn về vị
    trí, vai trò và ý nghĩa của sản xuất vụ ba. Bởi lẽ, qua những lợi thế so sánh cho thấy rằng, việc sản
    xuất vụ ba không những đơn thuần chỉ tận dụng được quỹ đất đai sẵn có để tăng thêm hệ số sử dụng
    mà sản xuất vụ ba còn giữ vị trí tiên phong trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm
    cải tạo và bảo vệ tài nguyên môi trường, làm tăng giá trị sản xuất Nông nghiệp trên cùng một đơn vị
    diện tích, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân và góp phần đảm bảo an ninh lương
    thực, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, . Chính từ những lý do trên, nên tôi đã quyết định
    chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp Cao học của mình là “Sản xuất vụ ba với sự Phát triển nông
    nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Xét từ góc độ Địa lý kinh tế - xã hội)”. Và trong khuôn khổ đề
    tài này tôi sẽ : (1) Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - Xã hội của vùng
    nghiên cứu; (2) Nêu lên hiện trạng sản xuất vụ ba và đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá
    trình sản xuất; (3) Đề ra định hướng và các giải pháp để khắc phục những khó khăn, hạn chế trước
    mắt và lâu dài. Đồng thời, phát huy những lợi thế so sánh nhằm đưa sản xuất vụ ba nói riêng và nền
    Nông nghiệp tỉnh An Giang nói chung Phát triển nhanh và bền vững.
    2. Mục đích của đề tài
    Trên cơ sở so sánh, phân tích, tổng hợp và đánh giá tiềm năng Phát triển Nông nghiệp của
    tỉnh và hiện trạng của sản xuất vụ ba, luận văn sẽ làm rõ vai trò và ý nghĩa của “sản xuất vụ ba đối
    với sự Phát triển Nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang”. Nhằm:
    - Khai thác tối đa lợi thế sản xuất vụ ba, đề ra định hướng và các giải pháp cho sự
    Phát triển Nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang.
    - Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp tài liệu tham khảo cho giáo viên phổ thông
    và sinh viên khi tìm hiểu và nghiên cứu về Địa lí địa phương.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Tìm hiểu về “sản xuất vụ ba với sự Phát triển Nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Xét
    từ góc độ Địa lý kinh tế - xã hội)” là nội dung cơ bản của đề tài. Trong đó, đề tài sẽ tập trung nghiên
    cứu sâu về hiện trạng sản xuất vụ ba, ảnh hưởng của vụ ba đối với chuyển dịch cơ cấu mùa vụ,
    chuyển dịch cơ cấu cây trồng và ở mức độ nhất định đề tài sẽ đi tìm hiểu về chuyển dịch cơ cấu
    Nông nghiệp theo lãnh thổ. Tài liệu và các số liệu nghiên cứu sẽ tập trung vào giai đoạn 2003 –
    2008. 4. Phương pháp nghiên cứu
    Việc thực hiện đề tài này cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong
    đó có một số phương pháp chủ yếu sau:
    - Phương pháp khai thác thông tin: Tìm hiểu những nội dung cần thể hiện trong đề
    tài, tiến hành sưu tập tài liệu có liên quan để tập hợp lại, phân tích và chọn lọc ra những thông tin
    cần thiết cho bài viết.
    - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu thống kê: Từ những số liệu thu thập được
    từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, cần phải có quá trình thống kê, xử lý, nhận xét và phân tích lại số
    liệu để phục vụ đúng mục đích của bài, nhằm làm cho bài viết mang tính thuyết phục hơn.
    - Phương pháp thực địa và phỏng vấn: Đi khảo sát thực tế những địa phương đang
    sản xuất vụ ba và một số nơi có quá trình chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ
    trong tỉnh. Gặp trực tiếp và phỏng vấn bà con nông dân tại các địa phương đó, trao đổi, thảo luận,
    xin ý kiến từ đó đúc kết ra những thuận lợi, khó khăn, kinh nghiệm trong sản xuất. Đồng thời trao
    đổi, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị đang công tác tại sở Nông nghiệpPhát triển Nông
    Thôn (Nông Nghiệp & PTNN) để hiểu rõ hơn về thuật ngữ chuyên môn và hiện trạng ngành nông
    nghiệp của tỉnh nhà trong những năm qua, nhằm phục vụ cho bài viết mang tính khoa học và thực tế
    hơn.
    - Phương pháp sử dụng các công cụ tin học: Khai thác thông tin, tranh ảnh, bản đồ
    nhằm giúp cho bài viết đảm bảo được tính trực quan và cập nhật được những thông tin mới nhất.
    5. Quan điểm nghiên cứu
    - Quan điểm lãnh thổ: Đối với đề tài nghiên cứu là “Sản xuất vụ ba với sự Phát triển
    Nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang” thì việc sử dụng quan điểm lãnh thổ là rất quan trọng. Bởi vì,
    trong một tỉnh không phải mỗi huyện hay mỗi vùng đều có những tiềm năng tự nhiên và kinh tế - xã
    hội giống nhau. Vì vậy, dựa vào quan điểm lãnh thổ sẽ giúp ta xác định và phân biệt được các loại
    địa hình, đất đai cũng như các yếu tố tự nhiên và xã hội, .Qua đó sẽ đúc kết được những ưu thế
    riêng của từng vùng hay của từng huyện trong tỉnh mà đề ra hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
    nghiệp cho phù hợp.
    - Quan điểm tổng hợp: Các yếu tố tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung
    và sự chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp nói riêng không thể tách rời nhau mà chúng luôn luôn có sự
    hỗ trợ hoặc tác động qua lại lẫn nhau tạo nên một quá trình chuyển dịch cơ cấu nhất định. Cũng như
    khi tìm hiểu về sản xuất vụ ba với sự Phát triển Nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang, ta không chỉ
    xét riêng lẽ về hiện trạng của sản xuất vụ ba là đủ, mà ta cần phải đặt sản xuất vụ ba trong mối quan
    hệ tác động qua lại, hỗ trợ và bổ sung cho nhau với các vụ sản xuất khác như Đông Xuân, Hè Thu và các yếu tố, tiềm năng ảnh hưởng đến sự Phát triển Nông nghiệp chung của tỉnh, .Từ đó phát
    hiện ra những yếu tố trội, đặc trưng tích cực tác động đến chuyển dịch cơ cấu Nông nghiệp trong sản
    xuất vụ ba nói riêng và nền Nông nghiệp toàn tỉnh nói chung. Để có định hướng Đầu tư Phát triển
    hợp lý nhằm làm cho nền Nông nghiệp của tỉnh nhà Phát triển theo hướng bền vững.
    - Quan điểm viễn cảnh: Dựa vào quan điểm này để dự báo một số vấn đề nào đó.
    Chẳng hạn như khi nghiên cứu về hiện trạng sản xuất vụ ba tỉnh An Giang trong giai đoạn 2003 –
    2008, qua quá trình này sẽ giúp ta dự đoán được tình hình Phát triển sau này của ngành Nông nghiệp
    tỉnh nhà, từ đó có thể đề ra mục tiêu và định hướng Phát triển tiếp theo

    CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    LỜI CẢM ƠN
    PHẦN MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH Nông nghiệpPhát triển Nông nghiệp BỀN VỮNG
    CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG Phát triển Nông nghiệp VÀ SẢN XUẤT VỤ BA Ở TỈNH AN GIANG
    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHO SẢN XUẤT VỤ BA ĐỂ Phát triển Nông nghiệp BỀN VỮNG TỈNH AN GIANG
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...