Thạc Sĩ Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường

    mục lục
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục sơ đồ viii
    1. Mở đầu 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ
    mỹ nghệ 5
    2.1. Cơ sở lý luận 5
    2.2. Cơ sở thực tiễn 26
    3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 43
    3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 43
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 52
    4. Kết quả nghiên cứu 59
    4.1. Tổng quan sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ mỹ nghệ của huyện
    Cẩm Giàng 59
    4.1.1. Lịch sử phát triển 59
    4.1.2. Kết quả sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ huyện Cẩm Giàng trong 3 năm 60
    4.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ toàn huyện 62
    4.2. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ủồgỗ mỹ nghệ tại các đơn vị sản
    xuất kinh doanh 72
    4.2.1. Đặc điểm của các đơn vị sản xuất kinh doanh 72
    4.2.2. Tình hình sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của các cơ sở điều tra 78
    4.3. Phân tích SWot và các yếu tố ảnh hưởng đối vớisản xuất và tiêu
    thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ 95
    4.3.1. Phân tích SWOT 95
    4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh 103
    4.4. Định hướng và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ
    sản phẩm gỗ mỹ nghệ huyện Cẩm Giàng 104
    4.4.1. Căn cứ đề xây dựng định hướng, giải pháp 104
    4.4.2. Những quan điểm định hướng sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ mỹ nghệ 106
    4.4.3. Định hướng cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ
    nghệ huyện Cẩm Giàng trong thời gian tới 108
    4.4.4. Các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện định hướng trên 109
    5. Kết luận và khuyến nghị 117
    5.1. Kết luận 117
    5.2. Khuyến nghị 119
    Tài liệu tham khảo 121
    Phụ lục 123

    1. Mở đầu
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số ở nông thôn chiếm 73% dân số
    của cả nước và lao động nông nghiệp chiếm 54% lực lượng lao động x/ hội cả
    nước. Hiện tại thu nhập từ sản xuất nông nghiệp cònthấp, đời sống nông dân
    còn nhiều khó khăn, do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
    thôn theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp,phát triển công nghiệp,
    tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, góp phần nâng cao đời sống nông dân là
    nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Đồ gỗ mỹ nghệ là một sản phẩm truyền thống của huyện Cẩm Giàng,
    tỉnh Hải Dương, được sản xuất tập trung chủ yếu ở x/ Lương Điền và có nguồn
    gốc từ làng nghề chạm khắc gỗ truyền thống Đông Giao. Làng nghề Đông Giao
    là một làng nghề truyền thống lâu đời, theo sử tíchthì nghề chạm khắc gỗ Đông
    Giao có từ cuối thế kỷ 18. Sản phẩm ở đây rất phongphú, trước kia chuyên
    chạm khắc các đồ thờ cúng như: Ngai, ỷ, bài vị, long đình, hoành phi câu đối và
    các đồ dùng như sập gụ, tủ chè, tràng kỷ. Ngày nay,do nhu cầu của thị trường
    trong và ngoài nước, các loại sản phẩm của Đông Giao lại càng đa dạng như các
    loại con giống, tượng, tranh gỗ, đồ dùng gia đình Trong quá trình phát triển
    nghề truyền thống, đồ gỗ Đông Giao đ/ trải qua những bước thăng trầm, có
    những thời điểm gần như mai một và bị quên l/ng. Từkhi đất nước bước vào
    thời kỳ đổi mới, làng nghề Đông Giao phát triển mạnh mẽ, sản phẩm được tiêu
    thụ mọi nơi trong cả nước và xuất khẩu sang các nước trong khu vực như Trung
    Quốc, Singapo, Đài Loan, HồngKông . Làng nghề này không những tạo ra
    công ăn việc làm cho lao động địa phương, mà cũn dạy nghề và thu hút một lực
    lượng lao động rất lớn trong x/ và các vùng lân cận[15].
    Trong những năm qua do kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng gỗ mỹ
    nghệ trong nước ngày càng tăng. Bên cạnh đó do chính sách kinh tế mở
    cửa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ là điều kiện thuận
    lợi để đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ ra thị trường thế giới.
    Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đạihoá và chuyển
    đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tỉnh HảiDương luôn quan tâm,
    chú trọng đến việc phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề
    truyền thống. Trong chương trình phát triển kinh tếx/ hội thời gian qua,
    tỉnh Hải Dương đ/ triển khai đề án "Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng
    nghề gắn với bảo vệ môi trường” trên địa bàn tỉnh đến năm 2010. Để hỗ trợ
    cho ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, UBND tỉnh đ/ ban hành
    Quyết định số 920/2003/QĐ-UB ngày 3 tháng 4 năm 2003 về việc ban hành
    quy định ưu đ/i khuyến khích đầu tư vào các cụm công nghiệp và làng nghề
    trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Tính đến năm 2008 Hải Dương đ/ có 1200
    làng nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó 51 làng nghề được UBND tỉnh cấp
    Bằng danh hiệu công nhận làng nghề trong đó có làngnghề gỗ mỹ nghệ
    Đông Giao [15].
    Hiện nay, ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề có nhiều cơ hội
    phát triển nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn đó là thiếuvốn, việc cụ thể hoá các
    chính sách phát triển làng nghề còn chậm. So với thực tiễn, chưa có doanh
    nghiệp đầu tàu hỗ trợ cho sản phẩm của làng nghề, việc xây dựng thương hiệu
    sản phẩm còn hạn chế, sự cạnh tranh với sản phẩm các nước khác hết sức gay
    gắt. Những câu hỏi đặt ra cho các cấp l/nh đạo và quản lý của huyện Cẩm
    Giàng cũng như của tỉnh Hải Dương là: Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tại Cẩm
    Giàng được sản xuất như thế nào? Tiêu thụ ở đâu? Chất lượng sản phẩm ra
    sao? Khó khăn, thuận lợi, cơ hội, thách thức của sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ mỹ
    nghệ là gì? Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ gỗ mỹ
    nghệ ở Cẩm Giàng. Để làm rõ các câu hỏi này, chúng tôi chọn nghiên cứu đề
    tài “Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ huyện Cẩm Giàng, tỉnh
    Hải Dương”.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
    Trên cơ sở đánh giá đúng về thực trạng sản xuất vàtiêu thụ, điểm mạnh,
    yếu, cơ hội và thách thức mà đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và
    tiêu thụ sản phẩm ủồ gỗ mỹ nghệ của huyện Cẩm Giàng, tại tỉnh Hải Dương.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nói
    chung và sản phẩm ủồgỗ mỹ nghệ nói riêng.
    - Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ủồ gỗ mỹ nghệ
    huyện Cẩm Giàng những năm qua.
    - Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức và những yếu tố ảnh
    hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ủồgỗ mỹ nghệ huyện Cẩm Giàng.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuấtvà tiêu thụ sản phẩm
    ủồgỗ mỹ nghệ của huyện trong thời gian tới.
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    - Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ chủ yếu: Đồ dùng gia đình, đồ trưng bày, đồ
    thờ tự.
    - Các đơn vị sản xuất gỗ mỹ nghệ: Hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân,
    các mối liên kết trong sản xuất.
    - Quy trình sản xuất: Làm thủ công, cơ giới.
    - Các tổ chức dịch vụ khác: cung cấp nguyên liệu, vận chuyển, vốn.
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
    *Về không gian:
    - Đề tài được tiến hành trên phạm vi toàn huyện.
    - Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các đơn vị sản xuất và
    tiêu thụ gỗ mỹ nghệ trong huyện (hộ, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác x/).
    * Về thời gian:
    - Các thông tin sử dụng cho đánh giá thực trạng sảnxuất và tiêu thụ sản
    phẩm gỗ mỹ nghệ huyện Cẩm Giàng được thu thập từ năm 2007 - 2009.
    - Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ mỹ
    nghệ của huyện có thể áp dụng cho năm 2010 - 2015.
    * Về nội dung:
    Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ một số các sản
    phẩm gỗ mỹ nghệ chủ yếu; điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản
    xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, các yếu tốảnh hưởng; các giải pháp chủ
    yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ của huyện trong
    thời gian tới.

    2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và
    tiêu thụ sản phẩm gỗ mỹ nghệ
    2.1. Cơ sở lý luận
    2.1.1 Lý luận về sản xuất
    2.1.1.1 Khái niệm
    Trong tài khoản quốc gia, Liên hiệp quốc đưa ra khái niệm sản xuất khi
    xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia như sau: “Sản xuất là mọi
    hoạt động của con người với tư cách là cá nhân hây tổ chức bằng năng lực
    quản lý của mình, cùng với các yếu tố tài nguyên, đất đai và vốn (tư bản), sản
    xuất ra những sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích và có hiệu quả nhằm thỏa
    m/n nhu cầu sử dụng cho sản xuất, sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng
    của đời sống sinh hoạt hộ gia đình dân cư, nhà nước, tích lũy tài sản để mở
    rộng sản xuất và nâng cao đời sống x/ hội, xuất khẩu ra nước ngoài”. [10]
    Như vậy sản xuất là hoạt động của con người nhằm biến đổi các yếu tố đầu
    vào tạo ra các sản phẩm hữu ích phục vụ cho con người, cộng đồng và x/ hội.
    2.1.1.2. Các yếu tố của sản xuất
    Quá trình sản xuất là sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản là: Sức lao động,
    đối tượng lao động và tư liệu lao động trong đó sứclao động là yếu tố chủ thể
    của sản xuất còn tư liệu sản xuất (gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động)
    đóng vai trò là khách thể của sản xuất.
    * Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người được sử dụng
    trong quá trình lao động. Hay nói cách khác sức laođộng chính là khả năng
    lao động của con người.
    * Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con

    Tài liệu tham khảo
    1. Đỗ Quang Dũng (1997), “Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển làng
    nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn
    Hà Tây”Luận án thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
    2. Phạm Vân Đình, Ngô Vân Hải và các cộng sự (2005), “ Thực trạng sản
    xuất và tiêu thụ trong nước một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ”, Tạp chí Kinh
    tế phát triển, số 3/2005.
    3. Nguyễn Thúy Hà (2000), “Nghiên cứu những vấn đề kinh tế chủ yếu trong
    phát triển làng nghề truyền thống ở xg Ninh Hiệp-Gia Lâm – Hà Nội”
    4. Trương Minh Hằng “ Gốm sành nâu ở Phù Lgng” Viện khoa học x/ hội
    Việt Nam, NXB khoa học x/ hội.
    5. Đinh Thị Hương (2004), “Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ vải lụa
    ở làng nghề Vạn Phúc – thị xg Hà Đông – tỉnh Hà Tây”, Luận án thạc sỹ kinh
    tế, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.
    6. Nguyễn Bách Khoa (1999), “Giáo trình Marketing thương mại”, NXB giáo
    dục, Hà Nội.
    7. Vũ Xuân Khoa (1997) “Nghề cổ truyền Hải Hưng”, NXB Thanh niên, Hà
    Nội.
    8. Trần Minh Ngọc (2000) “Giải pháp phục hồi và phát triển các làng nghề
    trong nông thôn đồng bằng sông hồng”, Tạp chí kinh tế nông nghiệp số 9.
    9. Nguyễn Năng Phúc (2006), “Phân tích chất lượng sản phẩm hàng hóa
    trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí kinh tế và dự báo, Số 8/2006.
    10. Trần Thành (2007), “Giáo trình Kinh tế chính trị”, NXB Chính trị, Hà
    Nội.
    11. Nguyễn Thị Hằng Thái (2009), "Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản
    phẩm đồ gỗ Đồng Kỵ - Từ Sơn - Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường
    Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
    12. Bùi Văn Vượng (1998), “Tinh hoa nghề nghiệp ông cha ” NXB Thanh Niên, Hà
    Nội.
    13. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Giàng khoá IX.
    14. Báo cáo của UBND x/ Lương Điền, Cẩm Điền, Ngọc Liên huyện Cẩm
    Giàng về tình hình thực hiện kinh tế x/ hội các năm 2007, 2008, 2009.
    15. Đảng cộng sản Việt Nam (2006) “Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
    thứ X” NXB chính trị quốc gia.
    16. Niên giám thống kê huyện Cẩm Giàng các năm 2007, 2008, 2009.
    17. UBND tỉnh Hải Dương (2007), "Đề án phát triển làng nghề tỉnh Hải
    Dương đến năm 2015”
    18. UBND tỉnh Hải Dương (2009), Báo cáo tình hình pháttriển kinh tế – x/
    hội tỉnh Hải Dương năm 2009.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...