Báo Cáo Sản xuất và cung ứng lúa gạo ở mức nông hộ tại đồng bằng sông cửu long, việt nam, giai đoạn 1995-199

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trần Tiến Khai
    Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam

    Trần Tiến Khai (2002). Sản xuất và cung ứng lúa gạo ở mức nơng hộ tại Đồng Bằng Sơng Cửu
    Long, Việt Nam, giai đoạn 1995-1998. Báo cáo khoa học. Hội nghị Khoa học Bộ Nơng nghiệp
    và Phát triển Nơng thơn, Tiểu ban Kinh tế và Chính sách. Hà Nội, 11/2002. 14 trang.

    Summary
    RICE PRODUCTION AND SUPPLY AT FARM LEVEL: A CASE STUDY
    IN THE MEKONG RIVER DELTA, VIETNAMM IN PERIOD 1995-1998
    Rice production is an agricultural sector playing key role for Vietnam economy,
    especially for the Mekong River Delta. In recent years some econometric-approached
    studies on economic efficiency and relation between inputs and outputs of rice
    production have been conducted at national or regional level. In case of the Mekong
    River Delta, there have been fewer researches on rice production using econometric
    approach, especially in farm level. This paper is to contribute some discussions on
    constraints of rice producers as well as their respond against market changes in a
    transition economy. This paper uses data of the Project Compétitivité de la filière
    rizicole dans la région du Mékong, Viêt-nam including information of rice
    production from 150 rice farms in four agro-ecological regions during period 1995-
    1998. Log-linear and Cobb-Douglas models of production and supply functions are
    applied.
    The results implied that rice land stock and water availability were still most
    important constraint factors to paddy output increase. Capital increase had less effect
    to paddy output change in present level of cultivation technique. Investment in
    fertilisers’ application generated small marginal return, except the case of potash.
    Overuse of family labour was popularly observed. Flood plain of Mekong River is the
    most economic efficient agro-ecological zone for rice production. Positive effect of
    enlargement of farm size was found. Rice producers in research period seemed to
    have a behaviour of output maximisation and anti-risk when facing to uncertainty of
    market.

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Sản xuất lúa gạo là một ngành sản xuất nông nghiệp có vai trò rất quan trọng
    đối với nền kinh tế Việt Nam. Gần đây, đã có nhiều nghiên cứu kinh tế về hiệu quả
    sản xuất cũng như quan hệ giữa sản lượng và các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động
    và vốn. Dựa trên bộ số liệu của đợt điều tra Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (1992-
    1993), các mô hình hồi quy đa biến đã được thiết lập để ước lượng Hàm sản xuất lúa
    gạo ở Việt Nam. Liên và ctv. (1999) cho rằng thủy lợi hóa đem lại sản lượng lúa cao
    hơn và có lợi ích khi chi phí đầu tư dưới 900 đô la một ha. Cải thiện điều kiện giao
    thông nông thôn cũng giúp tăng sản lượng lúa 1,3%. Các khoản đầu tư vật chất dường 2
    như không sinh lợi, ngoại trừ phân bón, đặc biệt đối với phân urê. Các dịch vụ khuyến
    nông mang lại lợi ích khiêm tốn, và giá lao động tăng tác động mạnh đến giảm sản
    lượng. Sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Hồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và
    Đông Nam Bộ (ĐNB) có hiệu quả cao hơn các vùng kinh tế khác. Trong khi đó, theo
    World Bank (1995), các dịch vụ khuyến nông có thể làm tăng sản lượng gấp đôi. Cũng
    từ nguồn số liệu trên, với kết quả ước lượng hàm cung lúa gạo, Wiens (1998) rút ra khá
    nhiều kết luận tương đồng về tác động của các biện pháp đầu tư thủy lợi hóa, tăng diện
    tích canh tác, đầu tư vào phân bón và trang thiết bị sản xuất, tăng cường dịch vụ
    khuyến nông, cải thiện cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, quy mô nông trại lớn cũng mang lại
    hiệu quả sản xuất chung cao hơn.
    Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, ít có nghiên cứu về sản xuất lúa gạo tiếp cận
    phân tích kinh tế lượng, nhất là ở mức nông hộ. Hầu hết các nghiên cứu này sử dụng số
    liệu chéo để phân tích nên biến động giá hàng năm có thể ảnh hưởng đến kết quả.
    Cũng với mô hình hồi quy đa biến dưới dạng hàm sản xuất và hàm cung có sử dụng các
    biến định tính, bài viết này nhằm đóng góp thêm các thảo luận về các vấn đề đặt ra và
    về các hạn chế của người sản xuất lúa cũng như phản ứng của họ đối với những thay
    đổi thị trường trong một nền kinh tế chuyển đổi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...