Luận Văn Sản xuất Trichoderma spp. Làm thuốc trừ nấm bệnh cây trồng

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Mit Barbie, 10/12/11.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Mit Barbie, 10/12/11
    Last edited by a moderator: 2/3/14
    GIỚI THIỆU



    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
    Sự tăng trưởng của hóa học hóa nông nghiệp và thâm canh sản xuất đang thay đổi rất nhiều hoàn cảnh sinh thái và môi trường chúng ta đang sống. nó đang chuyển dịch về phía tiêu cực.

    Số lượng thuốc hóa học trừ sâu có độ độc cao ngày càng lớn, nhưng hiệu quả lại thấp. Phần lớn thuốc tỏa rộng ra không mục đích gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. trong bất cứ quần lạc nông nghiệp nào.

    Chính vì thế, chiến lược mới phòng trừ các loài gây hại cho hệ sinh thái nông nghiệp được thực hiện trên cơ sở tổng hợp, phối hợp các hoạt động của các quần thể kí sinh và các loài có ích cho nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả cao và thuốc trừ sâu sinh học trên nền móng thâm canh cao.

    Một trong những hướng cơ bản của phương pháp sinh học là tăng cường sản xuất các chế phẩm sinh học. Trên cơ sở sinh học và di truyền học, sẽ làm cho các chế phẩm sinh học có phổ tác động rộng hơn bằng con đường đưa vào vi sinh vật những gen bổ sung, tổ hợp chúng, khuếch đại và tạo các dòng vô tính độc tố cao.

    Hiện nay, phòng trừ dịch hại cây trồng bằng biện pháp sinh học được đẩy mạnh nghiên cứu ở nhiều nước, được coi như là một lĩnh vực quan trọng. Phòng trừ bằng sinh học đối với bệnh hại chủ yếu là khai thác và sử dụng khả năng đối kháng của một số loại nấm đối với các loại nấm gây hại cây trồng. Nhiều công trình nghiên cứu về nấm

    Trichoderma và sản xuất chế phẩm để hạn chế những nấm gây hại cho cây trồng như nấm Rhizoctonia, Sclerotium, Fusarium, Pythium, Verticillium và Botrytis gây bệnh trên lúa, ngô, và một số cây trồng khác đã thu được những kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, nấm đối kháng là một tác nhân sinh học, nó có những điều kiện sống nhất định và chỉ phát huy được hiệu quả phòng trừ bệnh ở những điều kiện nhất định. Trong khi đó, thường do khả năng thích nghi với môi trường sống, các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ, số lượng cá thể tăng nhanh, khả năng chống chịu tốt, lấn lướt các tác nhân đối kháng làm cho tính đối kháng mất cân bằng và kết quả là bệnh bộc phát trên cây trồng. Để khắc phục điều này, việc chọn lọc, nhân nhanh số lượng, tăng cường sức sống cho tác nhân đối kháng và đưa lại trong môi trường tự nhiên là hết sức cần thiết.

    Để góp phần vào việc đa dạng hóa các chế phẩm sinh học, cải thiện và ứng dụng chế phẩm nâm Trichoderma spp. vào lĩnh vực nông nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “ sản xuất bào tử nấm Trichoderma spp. làm thuốc trừ nấm bệnh cây trồng”.
    1.2 Mục đích của đề tài
    Tìm hiểu việc ứng dụng bào tử Trichoderma trừ nấm hại cây trồng và phương pháp sản xuất bào tử bằng lên men thể rắn.
    1.3 Nội dung nghiên cứu
    ã Tổng quan về kiểm soát sinh học và sử dụng bào tử Trichoderma trừ nấm bệnh cây trồng
    ã Thực nghiệm về quy trình lên men thể rắn sản xuất bào tử Trichoderma
    ã Khảo sát hoạt tính trừ nấm bệnh của bào tử Trichoderma invitro
    1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    ã Các chủng nấm đối kháng Trichoderma spp.
    ã Các chủng nấm bệnh gây hại cây trồng.


    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN
    CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU 9
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 10
    1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 11
    1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 11

    CHƯƠNG II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12
    2.1 KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT SINH HỌC 13
    2.1.1 THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 13
    2.1.1.1 THUỐC TRỪ SÂU 13
    2.1.1.2 THUỐC TRỪ NẤM 13
    2.1.1.2.1 CƠ CHẾ DIỆT NẤM 14
    2.1.1.2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ NẤM 14
    2.1.1.3 THUỐC TRỪ CỎ HÓA HỌC 14
    2.1.1.3.1 SỰ XÂM NHẬP CỦA THUỐC VÀO CỎ 15
    2.1.1.3.2 CƠ CHẾ DIỆT CỎ 15
    2.1.1.3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ CỎ 16
    2.1.2 KIỂM SOÁT SINH HỌC 16
    2.1.3 ĐỐI TƯỢNG CỦA KIỂM SOÁT SINH HỌC 14
    2.1.4 PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC 31
    2.1.4.1 VIRUS 31
    2.1.4.1.1 TRIỆU CHỨNG NHIỄM VIRUS 32
    2.1.4.1.2 CƠ CHẾ DIỆT SÂU 32
    2.1.4.2 VI KHUẨN BACILLUS THURINGIENSIS (BT) 33
    2.1.4.2.1 GIỚI THIỆU 33
    2.1.4.2.2 CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG 34
    2.1.4.3 VI NẤM 34
    2.1.4.3.1 HIỆU LỰC TRÙ SÂU CỦA BEAUVERIA &
    METARHIZIUM 34
    2.1.4.3.2 HOẠT TÍNH DIỆT SÂU 34
    2.1.4.4 SINH VẬT KHÁC 35
    2.1.4.4.1 ONG MẮT ĐỎ 35
    2.1.4.4.2 ONG VÀNG 36
    2.1.4.5 NGUYÊN TẮC CỦA KIỂM SOÁT SINH HỌC 37
    2.2 TRỪ NẤM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC 38
    2.2.1 CÁC BỆNH CÂY THƯỜNG GẶP DO NẤM GÂY RA 38
    2.2.2 TỔNG QUAN VỀ CHẤT TRỪ NẤM SINH HỌC 43
    2.3 TỔNG QUAN VỀ TRICHODERMA SPP. LÀM
    CHẤT TRỪ NẤM SINH HỌC 45
    2.3.1 PHÂN LOẠI 45
    2.3.2 ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NẤM TRICHODERMA SPP. 46
    2.3.2.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH TRƯỞNG
    CỦA TRICHODERMA SPP. 46
    2.3.2.2 SINH THÁI HỌC 48
    2.3.3 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TRICHODERMA SPP. 50
    2.3.3.1 HIỆN TƯỢNG GIAO THOA 51
    2.3.3.2 HOẠT ĐỘNG TIẾT ENZYME 53
    1 HỆ ENZYME THỦY PHÂN CHITIN 53
    2 HỆ ENZYME THỦY PHÂN CELLULOSE 54
    3 CÁC HỢP CHẤT KHÁNG NẤM 55
    2.3.4 ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY CỦA TRICHODERMA SPP. 56
    2.3.4.1 NHIỆT ĐỘ 56
    2.3.4.2 ÁNH SÁNG 56
    2.3.5 CÁC NƠI SẢN XUẤT CHẾ PHẨM TRICHODERMA SPP. 56

    CHƯƠNG III : THỰC NGHIỆM 61
    3.1 MỤC ĐÍCH
    3.2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 62
    3.2.1 VẬT LIỆU 62
    3.2.1.1 CÁC CHỦNG VI SINH VẬT DÙNG
    TRONG NGHIÊN CỨU 62
    3.2.1.2 DỤNG CỤ, THIẾT BỊ 62
    3.2.1.3 MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY 62
    3.2.1.3.1 MÔI TRƯỜNG PGA 63
    3.2.1.3.2 MT KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG
    GIỮA CHẾ PHẨM TRICHODERMA SPP.VÀ NẤM BỆNH 63
    3.2.1.3.3 KHOÁNG CRAPEK 64
    3.2.1.3.4 MÔI TRƯỜNG LÊN MEN XỐP 64
    3.2.1.3.5 MÔI TRƯỜNG NHÂN GIỐNG 64
    3.2.2 PHƯƠNG PHÁP 65
    3.2.2.1 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG GIỮA NẤM
    TRICHODERMA SPP. VỚI NẤM BỆNH 65
    3.2.2.2 PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN XỐP 66
    3.2.2.3 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG GIỮA CHẾ
    PHẨM TRICHODERMA SPP. VỚI NẤM BỆNH 67
    3.3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 68
    3.3.1 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG GIỮA NẤM
    TRICHODERMA SPP. VỚI NẤM BỆNH 68
    3.3.2 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG GIỮA CHẾ
    PHẨM TRICHODERMA SPP. VỚI NẤM BỆNH 76
    3.3.3 PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN XỐP 83
    3.4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 85
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...