Chuyên Đề sản xuất trà sâm túi lọc

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÂN SÂM
    1.1. Giới thiệu

    Nhân sâm được xếp vào loại đầu tiên trong 4 loại dược liệu quý của Đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Nhân sâm có tên khoa học là (Panax ginseng C. A. Mey.), họ nhân sâm (Araliaceae), họ ngũ gia bì. Trên thực tế do cách chế biến khác nhau, người ta có được các sản phẩm chế của nhân sâm khác nhau, như hồng sâm, bạch sâm, đại lực sâm .


    Hình 1.1. Nhân sâm được Đông y ghi vào loại “thượng phẩm”
    Nhân sâm được Đông y ghi vào loại “thượng phẩm”, nghĩa là có tác dụng tốt mà không gây ra độc tính, được ghi vào đầu vị của dòng “bổ khí” với những công năng tuyệt vời: đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí . Nhân sâm được dùng để bổ khí, đặc biệt cho các trường hợp chân khí suy giảm, người mệt mỏi, vô lực, mới ốm dậy, trẻ em chậm lớn. Tăng cường sinh lý, tăng khả năng hồi phục cho mọi hoạt động cơ thể. Chống và giảm căng thẳng của hoạt động thần kinh, nâng cao sức bền trong hoạt động thể thao. Cải thiện hoạt động tuần hoàn khí huyết, điều hòa ổn định hệ tim mạch, nhất là các triệu chứng tim hồi hộp, loạn nhịp. Có lợi cho các trường hợp ho lao, viêm phế quản mạn tính, tiểu đường. Làm tăng sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch, giúp cho chế độ làm việc dẻo dai hơn, tạo điều kiện để tăng năng suất lao động. Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, giúp cơ thể vượt qua những thay đổi khắc nghiệt của môi trường. Hỗ trợ tích cực trong phòng và trị bệnh ung thư.
    Ngoài sản phẩm hàng đầu là sâm củ, trên thị trường còn có nhiều dạng thuốc chứa sâm như sâm lát (ngậm hoặc pha trà), trà sâm (hoà tan), thuốc bổ đa sinh tố kết hợp với sâm, rượu bổ sâm Ngoài ra còn có các thức ăn bổ dưỡng chứa sâm.
    Việt Nam cũng khai thác rất nhiều các loại thuốc chứa sâm như sâm nhung đại bổ, sâm qui tinh, đại bổ trường sinh tửu, sâm kỳ bá bổ tinh, sâm nhung kiện lực .
    1.2. Phân loại
    1.2.1. Theo địa lí
    1.2.1.1. Trên thế giới
    Nhân sâm (Panax Ginseng): Được mô tả sớm nhất, theo lịch sử YHCT của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên, Nhân sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông.
    Nhân sâm là loại củ có hình dáng giống hình người, nên một số vị thuốc khác có hình dáng tương tự cũng được gọi làSâm, và hơn thế nữa nhân sâm là một vị thuốc bổ, nên các vị thuốc khác có tác dụng bổ cũng được gọi là Sâm. Để phân biệt thường người ta gọi thêm tên địa phương hoặc màu sắc vào như:
    Đảng sâm (Codonopis sp. Campanulaceae): mọc và sản xuất ở Thượng Đảng.
    Huyền sâm (Sorophularia Miq. Scrophulariaceae): có màu đen, Trung Quốc.
    Đan sâm (Salviae multiorrhizae Lapiataceae): có màu đỏ, Là loài bản địa của cả Trung Quốc và Nhật Bản, nó sinh sống tại các khu vực có độ cao từ 90 tới 1.200 m trên mực nước biển, ưa các môi trường nhiều cỏ trong rừng, sườn núi, dọc các bờ suối. Vỏ ngoài của rễ cái có màu đỏ, là phần được sử dụng trong y học.
    Sa sâm (Launae pinnatifida Compositae/Adenophora verticulata): “sa” là cát, sâm này mọc ở vùng đất cát, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
    Thổ cao ly sâm (Talinum crassifolium Portulacaceae): có nguồn gốc từ Mỹ.
    Nam sâm (Schefflera octophylla Araliaceae : Loài phân bố từ Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc tới Bắc và Trung Việt Nam.
    Bàn long sâm (Spiranthes sinesis Orchdaceae): ở Việt Nam, Trung Quốc, Châu Úc.
    Điền thất nhân sâm (sâm tam thất, Panax Pseudo Ginseng): có nguồn gốc từ Trung Quốc.
    Sâm Nhật Bản (Panax Joponicum) dùng để thay thế khi không có Nhân sâm, có tác dụng bổ Tỳ – Vị.
    Sâm Hoa Kỳ (Panax Quinquefolium): còn gọi là sâm Bắc Mỹ. Năm 1984, nhà nghiên cứu Albert Leung ở Mỹ đã phân biệt hiệu năng giữa sâm Hoa Kỷ và Nhân sâm như sau: sâm Hoa Kỳ được coi là có tính mát, tính hàn, gần như đối nghịch với Nhân sâm có tính ấm hay nhiệt. Dùng sâm Hoa Kỳ vào mùa hè nhằm giải nhiệt, hạ hỏa.
    Sâm Tây Bá Lợi Á (Siberia Ginseng) còn gọi là sâm Liên Xô.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...