Luận Văn Sản xuất sạch hơn trong quản lý môi trường của các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHÉ BIẾN THỦY HẢI SẢN VIỆT NAM
    MỤC LỤC
    Mục lục:

    LỜI MỞ ĐẦU_ 2
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ BẢNG BIỂU_ 3
    NỘI DUNG_ 4
    I.TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN: 4
    1.Định nghĩa: 4
    2.Cách thức áp dụng: 5
    3.Lợi ích từ SXSH: 6
    II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN THỌ QUANG, ĐÀ NẴNG: 9
    1. Giới thiệu về Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang_ 9
    1.1.Vị trí công ty_ 9
    1.2. Lịch sử phát triển_ 9
    1.3. Tình hình sản xuất của công ty_ 9
    1.4. Hiện trạng môi trường công ty trước khi áp dụng SXSH_ 10
    1.4.1. Tình trạng tuân thủ pháp luật về môi trường của công ty_ 10
    1.4.2. Dòng thải 11
    2. Quy trình sản xuất sản phẩm chủ yếu của công ty_ 15
    2.1. Sơ đồ dòng quá trình chế biến tôm thịt 15
    2.2. Mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu_ 16
    2.3 Cân bằng vật chất đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất 16
    3. Thực tế áp dụng sản xuất sạch hơn vào quy trình sản xuất 20
    3.1. Phương pháp cụ thể 20
    3.2. Lợi ích của phương pháp SXSH và kết quả thực hiện tại công ty Thọ Quang_ 25
    3.2.1 Lợi ích kinh tế 25
    3.2.2 Lợi ích môi trường_ 30
    3.3. Những tồn tại và khó khăn khi thực hiện SXSH_ 32
    3.3.1. Khó khăn chung đối với các doanh nghiệp trong cả nước 32
    3.3.2.Khó khăn của công ty Thọ Quang_ 36
    III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015: 37
    1.Một số kiến nghị: 37
    1.1.Nội dung: 38
    1.2. Một số kiến nghị về giải pháp thực hiện: 39
    2.Một số giải pháp cho doanh nghiệp chế biến thủy hải sản: 41
    2.1.Nội dung_ 41
    2.2Các biện pháp thực hiện: 41
    2.3.Tổng kết 44
    KẾT LUẬN_ 45
    TÀI LIỆU THAM KHẢO_ 47






    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, thế giới liên tiếp phải trải qua những thảm họa môi trường xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là việc phát triển dân số và công nghiệp quá nhanh kèm theo là sự phát thải ngày càng nhiều các chất ô nhiễm vào môi trường. Việc tìm cách giảm thiểu thải các chất thải ra vào môi trường từ các nhà máy, xí nghiệp, đang là một vấn đề mang tính cấp bách với các quốc gia trên thế giới.
    Chính vì vậy mà nhiều chuyên gia môi trường trên thế giới đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này như: Công nghệ xử lý cuối đường ống, công nghệ sạch, công nghệ sản xuất sạch hơn,
    Tuy nhiên, trong những năm gần đây một trong những hướng giải pháp hữu hiệu đang được ứng dụng ở một số nước phát triển đó là việc áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) vào trong quá trình hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ trên nhiều lĩnh vực. Một trong những nguyên tắc cơ bản của sản xuất sạch hơn là phòng ngừa và giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn phát sinh ra chúng. Phương pháp tiếp cận này vừa mang tính tích cực, lại vừa chủ động.
    Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển với nền công nghiệp lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, dẫn đến lượng chất thải sinh ra nhiều. Kết quả là chi phí sản xuất lớn và làm giảm khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường đối với các doanh nghiệp. Mặt khác, việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải đòi hỏi chi phí đầu tư lớn mà trong điều kiện kinh tế nước ta thì khó có thể thực hiện được. Chính vì vậy việc áp dụng các nguyên lý của sản xuất sạch hơn một cách phù hợp vào các ngành sản xuất công nghiệp nhằm hạn chế lượng chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
    Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, ngành thuỷ sản được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất tại các công ty chế biến thủy sản nói chung, hằng năm đã thải ra một lượng lớn các chất thải điều đó làm ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí xung quanh. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó nhóm chúng em tiến hành chọn đề tài “ Sản xuất sạch hơn trong quản lí môi trường của các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản” nhằm nghiên cứu phương pháp SXSH trong việc hạn chế phát sinh chất thải tại nguồn, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...