Luận Văn Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phân gà độn trấu và mùn cưa (phế phẩm sản xuất nấm) sử dụng chế phẩm

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Phân bón là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Ai cũng biết phân bón có tác dụng to lớn trong việc làm tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng phân bón một cách hợp lý, cân đối để vừa đạt năng suất cây trồng cao, vừa thu được hiệu quả kinh tế lớn, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái.
    Hàng năm, nông dân đổ xuống đồng ruộng lượng lớn phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật làm cho cấu trúc đất bị thay đổi. Nếu cứ tiếp tục như vậy, đồng ruộng sẽ mất dần độ phì nhiêu, môi trường ô nhiễm, sức khoẻ con người bị ảnh hưởng. Do vậy, việc sử dụng chất thải chăn nuôi, chất thải nông nghiệp làm phân bón hữu cơ có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
    Hiện nay sự phát triển của nền nông nghệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hoá học và hàng loạt các biện pháp như trồng lúa ba vụ, phá rừng canh tác cà phê, . Với mục đích khai thác chạy theo năng suất sản lượng. Chính vì vậy, với sự canh tác trên đã làm cho đất ngày càng thoái hoá, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá huỷ, tồn dư các chất độc hại ngày càng cao, nguồn bệnh tích luỹ trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước.
    Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng là xu hướng chung của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung.
    Bắc Giang là vùng có thế mạnh nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, người nông dân thường sử dụng phân bón vô cơ là chủ yếu, nhiều năm như vậy nguồn dinh dưỡng của đất cạn kiệt và trở thành đất bạc màu về lâu dài chúng ta phải kết hợp bổ sung nguồn phân hữu cơ cho đất để phục hồi và tăng độ phì nhiêu. Thế nhưng trong thực tế sản xuất phát sinh vấn đề nan giải là làm sao để xử lý và tận dụng được nguồn phế phẩm của chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả mà không ảnh hưởng đến môi trường.
    Trên thực tế hiện nay, nhiều vùng nông thôn vẫn còn thói quen sử dụng phân tươi (không qua ủ mục) để bón nên cây trồng thường hay bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán, . vừa không mang lại hiệu quả cao mà còn là nguyên nhân gây hại tới sức khoẻ người sản xuất và chất lượng nông sản.
    Khác với phân hoá học, phân hữu cơ có chứa rất nhiều nguyên tố dinh dưỡng, từ các nguyên tố đa lượng N, P, K, đến các nguyên tố vi lượng Fe, Zn, Mn, Cu, B, Mo không những có tác dụng tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực cho các loại phân hoá học và góp phần cải tạo đất.
    Theo khảo sát nhiều hộ chăn nuôi gia cầm lớn trên địa bàn tỉnh cho thấy lượng chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp rất lớn không được xử lý và sử dụng an toàn cho môi trường gây ô nhiễm môi trường và bức xúc cho người dân xung quanh.
    Nhằm chung tay góp phần xây dựng và hoàn thiện nền nông nghiệp hữu cơ bền vững theo hướng sinh học. Nhiều công trình xây dựng thành công quy trình tạo phân hữu cơ chất lượng cao (compost) từ phân, rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp.
    Xuất phát từ thực tế đó được sự tiếp nhận của trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Bắc Giang em tiến hành nghiên cứu đề tài thử nghiệm : “Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phân gà độn trấu và mùn cưa (phế phẩm sản xuất nấm) sử dụng chế phẩm sinh học Compost Maker T1 của Viện Nông hóa thổ nhưỡng” nhằm cung cấp thông tin và hướng dẫn kỹ thuật cho người dân trong việc sử dụng chất thải trong trồng trọt và chăn nuôi làm phân bón hữu cơ cho cây trồng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sản xuất.

    Mục lục
    PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
    1.2. Mục tiêu, ý nghĩa 2
    1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và yêu cầu quy trình xử lý . 3
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu . 4
    1.3.3. Yêu cầu của quy trình xử lý 4
    PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
    2.1. Tình hình nghiên cứu quá trình ủ compost trong và ngoài nước 6
    2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . 6
    2.1.1.1. Những khái niệm khoa học về ủ compost . 6
    2.1.1.2. Các mô hình công nghệ trên thế giới . 7
    2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước . 9
    2.2. Tại sao phải sử dụng phân hữu cơ vi sinh 11
    2.3. Lợi ích của phân bón hữu cơ vi sinh . 12
    2.4. Lý do nghiên cứu quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh 16
    2.5. Sự khác nhau giữa phân hữu cơ vi sinh và phân hoá học: 16
    PHẦN III: VẬT LIỆU- NỘI DUNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
    3.1. Vật liệu . 21
    3.2. Nội dung . 21
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 21
    3.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phân gà và mùn cưa sử dụng chế phẩm Compost Maker T1 . 24
    3.3.1.1. Chế phẩm sinh học Compost Maker T1: 24
    3.3.1.2. Mô tả quy trình công nghệ sản xuất 1 tấn phân hữu cơ vi sinh từ phân gà và mùn cưa sử dụng chế phẩm Compost Maker T1 . 26
    3.4.Tiến độ thực hiện mô hình . 28
    3.5. C¸c chØ tiªu theo dâi . 28
    PHẦN IV: KẾT QUẢ MÔ HÌNH VÀ THẢO LUẬN 30
    4.1. Kết quả mô hình . 30
    4.2. Kết quả thực hiện mô hình . 31
    4.2.1. Tổ chức và triển khai thực hiện . 32
    4.2.1.1. Chọn địa điểm triển khai mô hình sản xuất phân hữu cơ từ phân gà độn trấu với phụ phẩm sản xuất nấm ăn 32
    4.2.1.2. Triển khai mô hình . 32
    4.2.2. Kết quả thực hiện 33
    4.2.2.1.Cơ sở khoa học của mô hình . 33
    4.2.2.2. Mô tả quy trình công nghệ sản xuất: 36
    4.2.3. Kết quả thu được như sau: . 38
    4.2.3.1. Mô hình sản xuất phân hữu cơ tại xã An Thượng của huyện Yên Thế 38
    4.2.3.2. Mô hình sản xuất phân hữu cơ tại xã Tiến Thắng của huyện Yên Thế 40
    4.2.3.3. Mô hình sản xuất phân hữu cơ tại xã Tân Hiệp của huyện Yên Thế 42
    4.2.3.4. Mô hình sản xuất phân hữu cơ tại xã Tam Hiệp của huyện Yên Thế 44
    4.2.3.5. Mô hình sản xuất phân hữu cơ tại xã Tam Tiến của huyện Yên Thế 45
    4.2.3.6. Mô hình sản xuất phân hữu cơ tại xã Canh Nậu của huyện Yên Thế 47
    4.2.3.7. Mô hình sản xuất phân hữu cơ tại xã Đồng Tiến của huyện Yên Thế 49
    4.2.3.8. Mô hình sản xuất phân hữu cơ tại xã Đồng Tâm của huyện Yên Thế 51
    4.2.3.9. Mô hình sản xuất phân hữu cơ tại xã Đồng Vương của huyện Yên Thế 53
    4.2.3.10. Mô hình sản xuất phân hữu cơ tại xã Đồng Kỳ của huyện Yên Thế 55
    4.2.4. Đánh giá cảm quan 57
    4.2.5. Kết quả phân tích chất lượng- giá thành sản phẩm phân hữu cơ vi sinh 57
    4.2.6. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm 58
    4.2.7. Các kết quả phân tích chất lượng phân hữu cơ vi sinh 58
    4.2.8. Phương pháp bón phân hữu cơ vi sinh 59
    PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
    5.1. Kết luận 61
    5.2. Đề nghị . 62
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...