Luận Văn Sản xuất năng lượng từ rác thải

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Giới thiệu.
    1. Các khái niệm 2
    1.1. Hệ thống thu hồi năng lượng 2
    1.2. Lịch sử của hệ thống . 2
    1.3. Lợi ích thu hồi năng lượng từ rác thải . 3
    2. Các thông số ảnh hưởng đến thu hồi năng lượng và lựa chọn công nghệ . 4
    3. Đánh giá năng lượng thu hồi được từ rác thải 6
    4. Sơ đồ hệ thống tận dụng nhiệt . 7
    4.1. Tường nước 7
    4.2. Lò hơi . 7
    5. Các công nghệ thu hồi năng lượng . 8
    5.1. Công nghệ sinh học 8
    5.1.1. Công nghệ phân hủy kị khí Anaerobic Digestion( AD ) 8
    5.1.2. Kiểu dáng và cấu hình của các hệ thống Anaerobic Digestion( AD ) . 10
    5.2. Công nghệ thiêu đốt . 12
    5.2.1. Các hệ thống thiêu đốt cơ bản . 13
    5.2.1.1.Thiêu đốt hàng loạt . 13
    5.2.1.2. Đốt theo modular . 14
    5.2.1.3.RDF . 14
    5.3. Nhiệt phân/ khí hóa 18
    5.3.1. Quá trình nhiệt phân Garets Flash . 20
    5.3.2. Hệ thống khí hóa Destrugas 21
    5.3.3. Quá trình nhiệt phân được phát triển bởi Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng của Cục Mỏ, Pittsburg 23
    5.3.4. Quy trình Slury card 24
    5.3.5. Quy trình Voest Alpine . 25
    5.3.6. Nhiệt phân khí hóa plasma 26
    6. Đánh giá ưu nhược điểm từng công nghệ . 28
    7. Tính khả thi khi áp dụng ở Việt Nam . 30

    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1:Các thông số kỹ thuật áp dụng cho thu hồi năng 5
    Bảng 2: So sánh nhiên liệu Efuel và nhiên liệu hóa thạch 24
    Bảng 3: Đánh giá ưu nhược điểm từng công nghệ 28



    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1: Hệ thống tuabin hơi . 7
    Hình 2: Hệ thống máy phát tuabin khí . 8
    Hình 3: Sơ đồ hệ thống Anaerobic Digestion (AD) 9
    Hình 4 : Hệ thống phân hủy chất thải rắn có nồng độ cao . 11
    Hình 5: Hệ thống phân hủy hai giai đoạn 12
    Hình 6: Hệ thống thêu đốt hàng loạt 14
    Hình 7: Sản xuất RDF từ chất thải rắn đô thị 15
    Hình 8: Hệ thống khí hóa chung 19
    Hình 9: Quá trình nhiệt phân Garets Flash 20
    Hình 10: Hệ thống khí hóa Destrugas 22
    Hình11: Quy trình Slury card 24
    Hình12: Quy trình Voest Alpine 26
    Hình13 :Nhiệt phân khí hóa plasma 27

    Kết luận.

    GIỚI THIỆU

    Trong mọi hoạt động của con người như thương mại, công nghiệp, y tế, nông nghiệp chúng ta đều tạo ra rác thải. Số lượng và thành phần của các rác thải rất khác nhau, tùy thuộc vào các hoạt động và sự phát triển của từng quốc gia. Chỉ riêng khu vực đô thị của châu Á, lượng rác thải đô thị phát sinh một ngày vào khoảng 760.000 tấn, tương đương với 2,7 triệu m [SUP]3 [/SUP]/ngày. Dự đoán năm 2025, con số này sẽ tăng đến 1,8 triệu tấn chất thải mỗi ngày, hoặc 5.200.000 m [SUP]3[/SUP]/ ngày. Ta có thể thấy rằng chất thải rắn là một vấn đề càng ngày càng quan trọng ở tất cả các nước, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam.
    Trong những năm gần đây, trong khi những nước phát triển đang tích cực giảm thiểu những tác động xấu từ chất thải rắn đến môi trường như xây dựng những bãi chôn lấp hợp vệ sinh, đốt rác ở nhiệt độ cao, cũng như bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng thông qua tái chế, tái sử dụng thì ở những nước đang phát triển, lượng rác thải ngày càng gia tăng. Rất ít thành phố có những thống kê đầy đủ về chất thải rắn và những hệ thống xử lý, khiến cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng giảm.
    Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần gia tăng các phương pháp khoa học để xử lý chất thải một cách an toàn. Cùng với việc giảm thiểu lượng rác thải phát sinh, tái chế và tái sử dụng chúng, các công nghệ thu hồi năng lượng từ chất thải đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm cũng như nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Những công nghệ này có thể làm giảm một lượng rác thải khổng lồ cần xử lý, giảm một phần không nhỏ chi phí cho các hoạt động sống của con người đồng thời bảo vệ môi trường. Một mặc tích cực của những hệ thống thu hồi năng lượng mà các nhà khoa học đang hướng tới là từ những hệ thống thu hồi năng lượng, một nguồn nhiên liệu sinh học được tạo thành, thay thế dần nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt của con người, hướng đến phát triển bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...